Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lãi suất ngân hàng tăng, cá nhân, doanh nghiệp cần làm gì?

Lãi suất huy động liên tục tăng đã đẩy lãi suất cho vay tăng vọt, mặt bằng lãi suất cho vay cá nhân hiện lên quanh 13% và doanh nghiệp tầm 9%, tăng khoảng 2% mỗi năm so với đầu năm.

Lãi suất cho vay tăng mạnh

Chị Ngọc Hằng (Hà Nội) cho biết, gia đình chị có ý định vay tiền để xây nhà, năm ngoái chị tham khảo thì lãi suất ngân hàng rao động từ 8,5%/năm đến 9,5%/năm. Tuy nhiên, mới đây phía ngân hàng thông báo lại, ngân hàng áp dụng mức lãi suất mới lên đến 11%/năm, tăng 2,5% so với đầu năm. Khiến gia đình chị “choáng ngập” với lãi suất ngày càng lên cao.

Cũng trường hợp tương tự như anh Mạnh Quân (Quảng Ninh), anh cho biết: “Tôi mua một chiếc xe ô tô để làm nghề dịch vụ và đã trả lãi suất xe tầm năm nay, nhưng tôi hiện nay khá lo lắng vì ngân hàng điều chỉnh 2 lần tăng lãi suất”. Theo anh Quân, tháng 8/2021, anh vay mua xe ô tô của một chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn với lãi suất 8,5%/năm.

Lãi suất ngân hàng cuối năm tăng
Lãi suất ngân hàng cuối năm tăng "chóng mặt" khiến cá nhân và doanh nghiệ "đau đầu"

Sau một năm, đến tháng 8/2022 ngân hàng điều chỉnh lãi suất là 11,5%/năm nhưng đến đầu tháng 10 anh được nhân viên ngân hàng gọi điện báo lãi suất được điều chỉnh tăng lên, dự kiến 12%/năm. “Tôi bắt buộc phải cân đối các khoản chi tiêu. Trước đây tôi trả ngân hàng mỗi tháng 5 triệu đồng nay đã 8 triệu đồng” - anh Quân nói.

Không riêng khoản vay cá nhân, khoản vay doanh nghiệp cũng tăng một cách “chóng mặt”, nhất là sau đại dịch COVID-19 khiến nhiều đơn vị ngày càng khó khăn hơn từ việc trả lãi suất ngân hàng cho đến thực hiện các khoản vay mới.

Đơn cử, một giám đốc ngành sản xuất tại Quảng Ninh cho biết: “ Các năm trước đây và đầu năm nay mặt bằng lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh chỉ 7 - 8%/năm nhưng nay đã là 9 - 10%/năm. “Lãi suất vay của công ty tôi đã tăng khoảng 2,5% so với đầu năm. Với khoản vay gần cả trăm tỷ đồng, mỗi năm, công ty phải trả thêm khoản tiền lãi thêm hàng tỷ đồng so với trước", vị này tính toán.

Cần trợ giúp người vay

Khảo sát của chúng tôi, đến nay các ngân hàng thương mại đều gia nhập cuộc đua lãi suất tiền gửi tiết kiệm, nâng mức lãi suất lên mốc cao là hơn 8%/năm. Không ít ý kiến cho rằng không thể yêu cầu ngân hàng thương mại phải giữ nguyên mặt bằng lãi suất cho vay trong bối cảnh lãi suất huy động tăng.

Quan trọng là các tổ chức tín dụng cần tăng lãi suất cho vay ở mức độ phù hợp để chia sẻ cùng khách hàng, nhất là góp sức cùng thực hiện chủ trương khôi phục kinh tế sau hao tổn lớn trong đại dịch.

Theo thông tin trước đó, từ đầu năm tới nay, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại khối ngân hàng có vốn nhà nước tăng bình quân 1%, còn tại nhóm tư nhân tăng từ 1% đến 2,7%. Một số ngân hàng tư nhân dù "room" tín dụng đã cạn vẫn chạy đua nâng lãi suất huy động lên 8-9% một năm và tung ra chứng chỉ tiền gửi lãi suất lên tới 10% một năm để hút vốn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng thông tin, việc giảm lãi suất vay theo chỉ đạo của Quốc hội trong thời gian tới gặp nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến lạm phát trong và ngoài nước có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, tỷ giá USD/VND gia tăng cũng đang gây sức ép lên lãi suất tiền đồng.

Đáng chú ý, theo Thống đốc, trong những năm gần đây, các khoản giải ngân của ngân sách Nhà nước (NSNN) vẫn chậm so với yêu cầu dẫn đến tồn ngân quỹ Nhà nước (là các khoản NSNN thu từ nền kinh tế qua thu thuế, thu từ phát hành trái phiếu…) hiện nay đang ở mức cao, ngày càng bị tích tụ chưa được sử dụng, làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế.

"Cung về vốn bị đọng tại NSNN, nhưng cầu về vốn vẫn ở mức cao phục vụ sản xuất kinh doanh phục hồi kinh tế, khiến việc giảm lãi suất của nền kinh tế ngày càng khó khăn", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phân tích.

Trong bối cảnh này, theo các chuyên gia, vấn đề quan trọng hiện nay là việc quản trị thanh khoản của doanh nghiệp cấp thiết hơn bao giờ hết. Cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đồng thời, doanh nghiệp phải tìm giải pháp làm sao tối ưu hoá được nguồn vốn, thu tiền nhanh hơn, kiểm soát dòng tiền, giảm vay tiền ngân hàng.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện Đo lường Việt Nam và Viện Nghiên cứu Khoa học và Chuẩn Hàn Quốc
Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện Đo lường Việt Nam và Viện Nghiên cứu Khoa học và Chuẩn Hàn Quốc

Viện Đo lường Việt Nam (VMI) và Viện Nghiên cứu Khoa học và Chuẩn Hàn Quốc (KRISS) đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường quan hệ và thúc đẩy trao đổi kiến ​​thức khoa học và kỹ thuật cũng như nâng cao năng lực khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực đo lường của các bên.

Bắc Ninh: Chuẩn hóa 100 thủ tục hành chính trên hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính
Bắc Ninh: Chuẩn hóa 100 thủ tục hành chính trên hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Ngày 6/5, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh tổ chức hội nghị chuẩn hóa thủ tục hành chính (TTHC) trên hệ thống Thông tin giải quyết TTHC tỉnh Bắc Ninh. Đến dự Hội nghị có đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh.

Vụ án đưa, nhận hối lộ tại VPĐK đất đai TP. Sầm Sơn thuộc diện theo dõi chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thanh Hóa
Vụ án đưa, nhận hối lộ tại VPĐK đất đai TP. Sầm Sơn thuộc diện theo dõi chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thanh Hóa

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất đưa vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP. Sầm Sơn vào diện theo dõi chỉ đạo theo đề nghị của các đơn vị chuyên môn. Đây là vụ án có số đối tượng bị khởi tố về tội đưa và nhận hối lộ nhiều nhất từ trước đến nay mà Công an Thanh Hóa đã phát hiện bắt giữ.

Bắc Ninh thu hút gần 1 tỷ USD vốn đầu tư FDI trong 4 tháng
Bắc Ninh thu hút gần 1 tỷ USD vốn đầu tư FDI trong 4 tháng

Trong 4 tháng đầu năm 2024, các khu công nghiệp Bắc Ninh thu hút đầu tư được 997,1 triệu USD vốn đầu tư FDI và hơn 3.601 tỉ đồng vốn trong nước.

Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ngày 7/5/1954, “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”(1).

[Ảnh] Phố phường Điện Biên Phủ đông kín người chờ đón lễ diễu binh, diễu hành
[Ảnh] Phố phường Điện Biên Phủ đông kín người chờ đón lễ diễu binh, diễu hành

Tờ mờ sáng ngày 7/5, đông đảo người dân và du khách đã tập trung tại các con đường, tuyến phố lớn của thành phố Điện Biên Phủ để đón chờ xem diễu binh, diễu hành trong ngày diễn ra đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.