Mức lãi suất huy động cao nhất tại quầy hiện là 9,2%/năm, được áp dụng tại Ngân hàng SHB
Trong đó, mức lãi suất tiền gửi tại quầy cao nhất hiện nay là 9,2%/năm, áp dụng tại ngân hàng SHB ở kỳ hạn 13 tháng kèm điều kiện tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên. Cùng số tiền gửi trên 500 tỷ đồng nhưng lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng và 6 tháng tại ngân hàng này lại thấp hơn, lần lượt là 8,9% và 7,8% mỗi năm. Còn với số tiền thấp hơn, mức lãi suất cao nhất tại SHB là 7,3%/năm áp dụng tại kỳ hạn trên 36 tháng.
Ngân hàng có lãi suất cao tiếp theo là ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank) với 8,5%/năm áp dụng ở kỳ hạn 13 tháng với số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên.
Với cùng điều kiện tiền gửi trên 500 tỷ đồng và ở kỳ hạn 13 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ, ABBank công bố mức lãi suất 8,3%/năm.
Trong khi đó, Eximbank lại đưa ra mức lãi suất hấp dẫn 8,4% ở kỳ hạn 13 tháng với số tiền gửi trên 100 tỷ đồng, dành cho khách hàng mở mới tài khoản. Còn với kỳ hạn 24 tháng, ngân hàng này đưa mức lãi suất 8,4% dành cho khách hàng gửi số tiền trên 500 tỷ đồng, 8,2% với số tiền gửi 300-500 tỷ đồng và 8% với 200-300 tỷ đồng, với số tiền dưới 200 tỷ đồng là 7,5%/năm.
Một số ngân hàng khác cũng có mức lãi suất tiền gửi cao nhất trên 8%/năm gồm: NCB, OCB, Nam Á Bank, SCB...
Khối ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV) luôn áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong hệ thống. Cụ thể, lãi suất Vietcombank cao nhất là 6,6%/năm. Còn Agribank, VietinBank, BIDV cùng áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất 6,8%/năm.
Trong khi mức lãi suất huy động tại quầy giảm nhẹ thì các ngân hàng vẫn áp dụng mức lãi suất cao với hình thức tiền gửi online.
Khảo sát tại các ngân hàng vào cho thấy, lãi suất gửi tiết kiệm trực tuyến (online) đang được các ngân hàng niêm yết quanh mức 0,10%-8,59% mỗi năm, tuỳ theo kỳ hạn và ngân hàng. Còn lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy nhìn chung thấp hơn, từ 0,10%-8,10%, tuỳ theo kỳ hạn và ngân hàng.
PV