Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lâm Đồng phát huy tiềm năng thế mạnh của sản phẩm OCOP

Toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 107 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, chiếm hơn 96%, 04 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí và hầu hết các địa phương đã quan tâm đến Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), bởi đây là một yêu cầu cao hơn trong trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Vai trò tiên phong của HTX

“Qua gần 04 năm triển khai, Chương trình OCOP đã bắt đầu tiếp cận với người dân, HTX, doanh nghiệp. Thông qua công tác tuyên truyền, các hoạt động xúc tiến thương mại cùng với sự thành công của các chủ thể đi trước, đã tạo động lực mạnh mẽ cho các chủ thể mới tham gia chương trình. Nhiều địa phương đã thấy được tiềm năng, thế mạnh phát triển OCOP, nâng cao thu nhập, thực hiện tốt tiêu chí tổ chức sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…”, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đánh giá.

Cụ thể, trong năm 2021, Hội đồng đánh giá, công nhận và phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng đã công nhận 39 sản phẩm, trong đó có 02 sản phẩm 5 sao, 17 sản phẩm 4 sao, 20 sản phẩm 3 sao; có 26 chủ thể, bao gồm 03 chủ thể là tổ hợp tác, 02 chủ thể là HTX. Tính đến hết năm 2021, tỉnh Lâm Đồng có 155 sản phẩm OCOP, trong đó có 9 sản phẩm 5 sao, 79 sản phẩm 4 sao, 67 sản phẩm 3 sao và có 93 chủ thể tham gia chương trình…

Trong đợt đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng đợt 1 năm 2022 mới đây, Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức trao 23 sản phẩm xếp hạng OCOP 3 - 4 sao của 13 chủ thể là doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ nông dân trên địa bàn. Lũy kế trong 4 năm qua, toàn tỉnh Lâm Đồng đã phân loại 200 sản phẩm OCOP của 116 chủ thể trên địa bàn, gồm 9 sản phẩm OCOP hạng 5 sao; 109 sản phẩm OCOP 4 sao và 82 sản phẩm OCOP 3 sao.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nguồn nguyên liệu nông sản (Ảnh: Int)
Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nguồn nguyên liệu nông sản (Ảnh: Int).

Đến tháng 09/2022, tỉnh Lâm Đồng đã có 177 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP, trong đó có 09 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao (2 sản phẩm đã được công nhận, 7 sản phẩm đang trình xem xét), 94 sản phẩm 4 sao và 74 sản phẩm 3 sao. Toàn tỉnh Lâm Đồng có 103 chủ thể tham gia chương trình OCOP, trong đó các HTX chiếm tỷ lệ quan trọng.

Điển hình như HTX Dược liệu Như Ý (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) đã mở rộng liên kết với 35 hộ nông dân ở các vùng nông nghiệp: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Lạc Dương và TP Đà Lạt sản xuất, chế biến tiêu thụ các sản phẩm cây đương quy đạt hạng 3 sao, 4 sao cấp huyện và cấp tỉnh, tổng diện tích khoảng 25ha.

Theo đó, sản phẩm Trà đương quy túi lọc Như Ý của HTX đạt hạng OCOP 4 sao cấp tỉnh; Rượu sâm đương quy Như Ý đạt hạng OCOP 3 sao cấp huyện.

Đến nay, thị trường 03 miền Bắc, Trung, Nam trong nước đã có vị trí cho những sản phẩm của HTX Dược liệu Như Ý như: đương quy, hoàng kỳ, đan sâm, hà thủ ô, hà thủ ô sơ chế dạng tươi, dạng khô; rượu đương quy, trà đương quy túi lọc, bột hà thủ ô, trà atiso, hoa atiso, cao atiso...

“Tất cả những sản phẩm của HTX Dược liệu Như Ý đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến như VietGAP, HACCP, OCOP 3 sao cấp huyện và 4 sao cấp tỉnh. Điểm mạnh của HTX chúng tôi phát triển vùng nguyên liệu tại Lâm Đồng với quy trình khép kín từ trồng, thu hái, sơ chế, chế biến thành phẩm để đưa ra thị trường. Mục tiêu của HTX thời gian tới sớm phấn đấu trở thành HTX top 3 về sản xuất, chế biến dược liệu tự nhiên của Việt Nam…”, Giám đốc HTX Dược liệu Như Ý Đinh Thị Thi chia sẻ.

Phát huy tiềm năng thế mạnh

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn giai đoạn 2022-2025. Mục tiêu đến năm 2025, Lâm Đồng có ít nhất 250 sản phẩm OCOP, gồm 230 sản phẩm cấp tỉnh và 20 sản phẩm cấp quốc gia.

Trong giai đoạn mới, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn. Chương trình sẽ thúc đẩy kinh tế vùng nông thôn phát triển bền vững, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên...

Theo đó, UBND tỉnh giao mỗi địa phương có từ 6 - 10 sản phẩm tham gia chương trình OCOP thuộc nhiều nhóm mặt hàng khác nhau. Hằng năm, Hội đồng OCOP tỉnh sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng vào dịp giữa năm và cuối năm.

Tất cả sản phẩm OCOP Lâm Đồng đạt hạng 3 sao trở lên được hỗ trợ đưa lên sàn thương mại điện tử postmart.vn; voso.vn và trang thương mại điện tử nông sản tỉnh; phấn đấu mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP.

Đồng thời, tỉnh sẽ củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; phấn đấu có 30% chủ thể OCOP là HTX, 50% chủ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ; có 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; 30% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP.

Tỉnh ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; có 40% chủ thể OCOP là nữ; 10% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2022-2025, tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị ưu tiên đầu tư vùng sản xuất nguyên liệu dựa trên lợi thế và điều kiện tự nhiên, văn hóa tập quán sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, tỉnh yêu cầu phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nguồn nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?

TP. Hồ Chí Minh có 664 vị trí bảng quảng cáo ngoài trời sai quy định
TP. Hồ Chí Minh có 664 vị trí bảng quảng cáo ngoài trời sai quy định

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố.

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.