Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia kinh tế dự báo, lạm phát năm 2022 của Việt Nam ở mức 2-3%

Quốc hội đề ra mức lạm phát năm 2022 là 4% nhưng theo dự báo của giới chuyên gia, nhà quản lý, lạm phát năm 2022 sẽ thực hiện “trong tầm tay”, khoảng từ 2-3%. Dự báo trên có khả thi?

Dự báo về mức lạm phát cho năm 2022, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính phân tích: Nhiều khả năng, lạm phát sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp. Nguyên nhân là do mặc dù kinh tế đang phục hồi, nhưng sản lượng của năm 2022 sẽ vẫn ở mức dưới tiềm năng.

Nếu GDP trong năm 2022 chỉ tăng trưởng 6,5% như mục tiêu đặt ra, hay thậm chí tăng 8-9% như một số dự báo, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của giai đoạn 2020-2022 chỉ ở mức 4-5%, thấp hơn khá nhiều so với mức 6% của giai đoạn 2011-2020. Bên cạnh đó, đà tăng của giá xăng dầu cũng như giá của các nguyên vật liệu sẽ chững lại trong năm 2022, khi dịch bệnh được khống chế và các chuỗi cung ứng hàng hóa được bình thường hóa.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

Mặt khác, giá các hàng hóa cơ bản còn chịu tác động từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt tiền tệ trong năm 2022. Ngoài ra, giá dầu thế giới còn chịu sự kiềm chế từ nguồn cung dầu đá phiến luôn sẵn sàng gia tăng.

Theo TS. Độ, về tổng thể, áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 không lớn và chỉ số CPI sẽ tiếp tục tăng chậm. Trên thực tế, tốc độ tăng của chỉ số CPI cho đến nay vẫn chưa phá vỡ xu hướng đi ngang kể từ năm 2016 đến nay.

“Với việc nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn, đồng thời áp lực lạm phát chi phí đẩy từ giá cả các hàng hóa cơ bản trên thế giới chững lại, nhiều khả năng lạm phát trung bình tại Việt Nam trong năm 2022 sẽ chỉ ở mức 1,8%”, TS. Độ nhận định.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Bộ Tài chính, đại dịch Covid-19 vẫn sẽ chi phối nền kinh tế Việt Nam, vì vậy, CPI bình quân năm 2022 có thể dao động tăng từ 2% - 3%, dưới chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra.

“Vì sức cầu trong nước vẫn còn yếu, do thu nhập của người dân lao động bị giảm vì sự đình trệ sản xuất bởi dịch bệnh. Vì vậy, dù giá có giảm nhưng người dân vẫn chưa có thể đi du lịch, cũng không đi ăn ở nhà hàng, khách sạn nhiều được do dịch bệnh phức tạp ở một số tỉnh thành; doanh số bán lẻ hàng hóa giảm”, PGS.TS Nguyễn Bá Minh nói.

PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế nhận định: Việc thực hiện mục tiêu CPI mà Quốc hội đề ra cho năm 2022 CPI tăng khoảng 4% sẽ không dễ dàng, thậm chí còn tăng khá cao và tăng ngay từ đầu năm, do nền kinh tế thế giới đã và dần phục hồi, giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng, một số mặt hàng như xăng dầu đã tăng rất cao, nhiều nước phát triển đã ghi nhận mức lạm phát cao nhất lịch sử. Với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu rất lớn.

Ngoài ra, khi kinh tế phục hồi trong năm 2022 dưới tác động của các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng sẽ gây sức ép không nhỏ lên giá cả.

“Các gói kích thích, kích cầu lớn theo đề xuất và được quyết định, cùng với phương thức kích thích, kích cầu thì càng phải cẩn trọng, bởi quy mô rất lớn, khi cấp bù lãi suất sẽ kéo theo một lượng tín dụng “khủng” ra thị trường, trong khi tỷ lệ này/GDP đã rất cao. Khi lạm phát cao lên, thì thường vòng quay tiền tệ sẽ tăng lên, làm cho lượng tiền tệ tăng kép. Với sự chuyển động của dòng tiền trên thị trường, sẽ có một lượng tiền lớn đang bị “chôn” vào các kênh bất động sản, chứng khoán,…. sẽ chuyển sang và gây sức ép đến thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng”, PGS. TS. Ngô Trí Long cảnh báo.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Agribank dành vốn ưu đãi Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Agribank dành vốn ưu đãi Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm cùng nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ. 

Tăng cường đôn đốc hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội
Tăng cường đôn đốc hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đang cùng cấp ngành liên quan và các địa phương rốt ráo rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội để đảm bảo mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao là hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024.

Sân bay Nội Bài đón lượng khách di chuyển nội địa tăng 20%
Sân bay Nội Bài đón lượng khách di chuyển nội địa tăng 20%

Trong ngày làm việc cuối cùng của kì nghỉ lễ, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã nhộn nhịp hành khách làm thủ tục, bắt đầu kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 kéo dài 5 ngày.

PC Hà Nam: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng
PC Hà Nam: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng

Để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng 2024, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp.

Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4
Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4

Báo chí Argentina đã đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4, Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) của dân tộc Việt Nam.

Tạm giam ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
Tạm giam ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Lê Tiến Phương, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (nhiệm kỳ 2011 - 2016).