Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Làm thế nào để doanh nghiệp thực phẩm không thua trên sân nhà?

Đây là chủ đề chính được đưa ra tại hội thảo “Doanh nghiệp thực phẩm – Đừng thua trên sân nhà” do Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2020.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Văn Quân- Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DNNVV TP. Hà Nội cho biết: “Trung tâm đã triển khai nhiều chương trình, chính sách thúc đẩy DNNVV như hỗ trợ đào tạo, tư vấn chuyên gia, quản lý vận hành trực tiếp vườn ươm doanh nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, kết nối hỗ trợ DN trong ngành thực phẩm. Kể từ khi hoạt động, năm 2007 đến nay, vườn ươm đã tạo ra gần 60 DN, có những DN khởi đầu chỉ với 3 người, đến nay trở thành sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, cung cấp cho nhiều nước trên thế giới”.

Ông Lê Văn Quân- Giám đốc trung tâm hỗ trợ DNNVV TP. Hà Nội phát biểu khai mạcÔng Lê Văn Quân- Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DNNVV TP. Hà Nội phát biểu khai mạc

Ông Quân cho biết thêm: “Năm 2020, cả thế giới chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến tất cả các ngành lĩnh vực, trong đó có các doanh nghiệp thực phẩm. Hiện DN thực phẩm trong nước đang chịu tác động kép từ đại dịch, từ hàng hoá của các nước trên thế giới, do đó, làm thế nào để DN thực phẩm “đừng thua” trên sân nhà là điều chắc chắn nhiều DN quan tâm”.

Cũng tại hội thảo, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam chia sẻ: “Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống của Việt Nam đang chiếm 15% GDP, chiếm tỉ trọng lớn, nhưng phải nói thật chúng ta chưa thành công trong thị trường nội địa do tập trung xuất khẩu nhiều mà chưa chú trọng thị trường trong nước”. 

Bà Loan nói: “Chúng ta đều biết ngành thực phẩm là kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là sản phẩm nông sản đã và đang dần trở thành nguồn cung quan trọng cho nhiều nước trên thế giới”.

Bà Loan nhấn mạnh: “Việt Nam có thị trường thực phẩm đồ uống tiềm năng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam là 35%. Với thị trường gần 100 triệu dân cùng sự tăng trưởng của du lịch bùng nổ, sự phát triển của hệ thống bán lẻ, chắc chắn thị trường nội địa đã là rất lớn.

Chia sẻ về một số hình thức bán lẻ mới, bà Loan liệt kê, đó là tại các chung cư, các cộng đồng chung cư với “chợ online tự phát”; dịch vụ cung cấp thực phẩm cho cụm toà nhà văn phòng, tiếp thị bán hàng vào bếp ăn trường học, bán lẻ suất ăn hữu cơ cho nhân viên văn phòng….”

Theo bà Loan, xu hướng và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam đã có sự thay đổi theo thời gian. Hiện nay, người tiêu dùng khá trẻ, có mức thu nhập cao hơn tổng số người tiêu dùng nói chung, họ chủ động mua sắm, tìm hiểu các bình luận, so sánh giá cả…

Đến đại dịch Covid-19, thị trường bán lẻ có nhiều biến động, người dân thay đổi hành vi tiêu dùng, từ đó bán lẻ đa kênh lên ngôi. Người tiêu dùng ý thức nhiều hơn về sức khoẻ, thái độ chủ động theo dõi thông tin, yêu cầu đòi hỏi khắt khe hơn về cá sản phẩm. 

“Trong bối cảnh mới, với sự tham gia của các Hiệp định như CPTPP, EVFTA, DN Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh với các sản phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam do chúng ta phải hạ thấp rào cản thuế quan, nhiều sản phẩm vào việt Nam với thuế suất bằng 0 trong khi hiện tại có thể là 10-35%. Không chỉ các nước Mỹ, Canada, Úc, ngay cả các nước ASEAN đang có bước đi rất mạnh, nếu chậm chân là DN Việt Nam có thể thua luôn ngay trên sân nhà”, bà Loan phân tích.

Do đó, để đứng vững và phát triển trên thị trường, bà Loan kiến nghị, yêu cầu về nhận thức phải thay đổi, cần tư duy mới và chiến lược mới. DN Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh rất gay gắt, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, không chủ động được truyền thông thị trường, thiếu liên kết thông tin với nhà bán lẻ và người tiêu dùng, yếu về mẫu mã, bao bì, hạn chế về thương hiệu, ít được tiếp cận các chương trình nâng cao năng lực, phụ thuộc thương lái tự do, kỹ thuật và công nghệ, đào tạo con người còn rất yếu….

Bên cạnh đó, bà Loan cho rằng, yêu cầu về sản phẩm phải được nâng cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng; Yêu cầu về kênh phân phối bán lẻ ngày càng đa dạng, phong phú, hiện đại, mỗi nhà sản xuất, cung cứng thực phẩm cần xác định kênh phân phối, bán lẻ phù hợp nhất cho mình. 

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế
Cà Mau tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế; Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường thực hiện phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.

Long An triển khai Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp
Long An triển khai Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp

UBND tỉnh Long An đã ký quyết định ban hành Đề án Thí điểm hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục ấp, liên ấp trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 và 2025.

Cổ phiếu của Trump Media and Technology Group (TMTG) đang có sự phục hồi mạnh mẽ
Cổ phiếu của Trump Media and Technology Group (TMTG) đang có sự phục hồi mạnh mẽ

Cổ phiếu của công ty cựu Tổng thống Mỹ đang có sự phục hồi mạnh mẽ sau đợt sụt giảm nghiêm trọng hậu IPO.

Fed sẽ điều chỉnh lại thời gian cắt giảm lãi suất và đánh giá lại quỹ đạo tăng trưởng của giá cả
Fed sẽ điều chỉnh lại thời gian cắt giảm lãi suất và đánh giá lại quỹ đạo tăng trưởng của giá cả

Một chuỗi dữ liệu lạm phát đáng thất vọng đã buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải điều chỉnh số lần cắt giảm lãi suất và đánh giá lại quỹ đạo tăng trưởng của giá cả.

Hàng loạt cổ đông lớn và lãnh đạo đã thực hiện bán ra giảm sở hữu tại CTCP Tập đoàn Hoa Sen
Hàng loạt cổ đông lớn và lãnh đạo đã thực hiện bán ra giảm sở hữu tại CTCP Tập đoàn Hoa Sen

Nhóm Dragon Capital tiếp tục bán thêm 2,5 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG - sàn HOSE) sau nhịp tăng 45,2% từ đáy

Đầu tư Hải Phát nhận được đơn từ nhiệm của hàng loạt lãnh đạo
Đầu tư Hải Phát nhận được đơn từ nhiệm của hàng loạt lãnh đạo

Nhóm cổ đông lớn vừa bán ra 35,1 triệu cổ phiếu và đồng thời muốn rút người khỏi Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Hải Phát (mã HPX - sàn HOSE).