Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lan tỏa thông điệp "Bình tĩnh sống để chống dịch lâu dài"

Cuộc chiến chống dịch Covid-19 còn lâu dài, cần có giải pháp, tiêu chí, những ưu tiên mới để nhân dân cả nước có thể bình tĩnh sống và cùng chống dịch, không cầu toàn, không nóng vội.

Ngày 2/9, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Tiểu ban Truyền thông (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) ký ban hành kế hoạch truyền thông chống dịch Covid-19 với thông điệp “Bình tĩnh sống để chống dịch lâu dài”.

Căn cứ các ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Tiểu ban Truyền thông ban hành kế hoạch truyền thông theo từng tuần, phù hợp với kịch bản, kế hoạch chống dịch của các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội.

Kế hoạch này có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp tình hình, phù hợp với các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và tình hình, diễn biến chống dịch cụ thể của các địa phương.

Ổn định “an sinh tinh thần” trong và sau đại dịch

Một trong những yêu cầu Tiểu ban Truyền thông đưa ra trong kế hoạch truyền thông cho các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch là tập trung làm rõ các thông điệp, quan điểm: Không thể trông chờ một kết quả là loại bỏ hoàn toàn được virus ra khỏi cộng đồng rồi mới cho cuộc sống trở lại bình thường.

Y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi thông điệp đến cộng đồng. Ảnh: T.L báo Lao Động
Y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi thông điệp đến cộng đồng (Ảnh: T.L báo Lao Động)

Chống dịch thành công là bảo vệ được mạng sống của Nhân dân và bảo vệ được hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thương, đi lại, bảo vệ nền kinh tế.

Cuộc chiến chống dịch còn lâu dài, nhưng cần có giải pháp, tiêu chí và những ưu tiên mới để nhân dân cả nước có thể bình tĩnh sống và cùng chống dịch, không cầu toàn, không nóng vội.

Đồng thời, Tiểu ban cũng mong muốn truyền đi thông điệp và phản ánh thực tế về sự lạc quan và niềm hy vọng có thể bình tĩnh sống và đối phó lâu dài với dịch bệnh.

Đó là hy vọng và thực tiễn chữa khỏi bệnh khi F0 được chăm sóc đúng cách và sớm ngay tại cộng đồng, gia đình (nhờ mô hình “túi thuốc an sinh”).

Đó là hy vọng và thực tiễn về giải pháp kiểm soát đi lại bằng công nghệ + xét nghiệm + tiêm chủng cho các lực lượng đảm bảo các dịch vụ thiết yếu (các hoạt động chăm sóc y tế, thiện nguyện, chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm, thuốc men, trang thiết bị y tế, oxy, các dịch vụ thiết yếu khác như điện, nước...).

Đó là hy vọng về cuộc sống sắp trở lại trạng thái “bình thường mới” với những giải pháp phòng, chống dịch vừa nghiêm ngặt, vừa linh hoạt, đảm bảo không “đứt gãy”, không giãn cách, phong toả mãi trên diện rộng, không thụ động chờ đợi, ỷ lại Nhà nước.

Phóng viên tác nghiệp tại khu vực phong tỏa ở xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vào ngày 8/5/2021. Ảnh: Lao Động
Phóng viên tác nghiệp tại khu vực phong tỏa ở xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội ngày 8/5/2021 (Ảnh: Lao Động)

Ngoài ra, Tiểu ban Truyền thông cũng lưu ý việc truyền đi thông điệp và phản ánh thực tế về khả năng tự lực, tự cường, tự giải quyết các vấn đề của cuộc sống trong bối cảnh đại dịch. Cụ thể, mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp, mỗi khu phố, thôn, ấp... giúp đỡ ngay chính mình, người thân trong gia đình, người lao động trong doanh nghiệp các nhu cầu thiết yếu, tạo thành nhiều “vòng tròn nhỏ” để bảo vệ nhau trong đại dịch.

Cùng với đó, động viên sức mạnh tinh thần, củng cố niềm tin, giải quyết các vấn đề tâm lý của người dân, của đội ngũ y tế và các lực lượng tuyến đầu, với mục tiêu ổn định “an sinh tinh thần” trong và sau đại dịch, hạn chế đến mức thấp nhất các “tổn thương tinh thần” do ảnh hưởng, di chứng của dịch bệnh và do giãn cách kéo dài.

Căn cứ kế hoạch này, các cơ quan báo chí là thành viên Tiểu ban Truyền thông, các cơ quan báo chí, truyền thông nói chung, hệ thống thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, nhà mạng viễn thông chủ động thực hiện, báo cáo kế hoạch và tiến độ thực hiện các công việc liên quan.

Các Sở TT&TT thuộc các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội căn cứ kế hoạch này tham mưu cho lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương có kịch bản, kế hoạch truyền thông phù hợp của riêng địa phương mình, cùng thực hiện các giải pháp đồng bộ về phòng chống dịch, an sinh xã hội và các phương án đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”, nhằm đảm bảo công tác truyền thông phản ánh đúng thực tiễn và kết quả tích cực của công tác phòng, chống dịch một khi đã đi đúng hướng.

Kết nối thông tin liên lạc thường xuyên 24/24

Cùng ngày, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã ký Quyết định về việc ban hành Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, Bộ Trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng làm Trưởng Tiểu ban sẽ chỉ đạo, điều hành thống nhất, toàn diện các hoạt động của Tiểu ban Truyền thông; phân công nhiệm vụ cho các Phó Trưởng Tiểu ban và các Thành viên Tiểu ban.

Trưởng Tiểu ban trực tiếp chỉ đạo, định hướng, xử lý thông tin trên mọi hạ tầng, mọi phương thức liên quan đến công tác truyền thông phòng, chống dịch Covid-19, phát huy hiệu quả các công cụ công nghệ thông tin để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của Tiểu ban Truyền thông theo đề nghị của các Thành viên Tiểu ban.

Ngoài ra, Tiểu ban Truyền thông còn có 6 Phó trưởng Tiểu ban gồm: Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ, một Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.

Các thành viên Tiểu ban chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ được Trưởng Tiểu ban phân công bằng nguồn lực của cơ quan, tổ chức mình; chủ động phát hiện, kịp thời báo cáo Trưởng Tiểu ban các vấn đề về truyền thông; tiếp nhận và chỉ đạo xác minh, xử lý triệt để các vấn đề do truyền thông phản ánh.

Về quy chế làm việc, Tiểu ban hoạt động thường xuyên, thống nhất chỉ đạo, điều hành hoạt động của các Thành viên Tiểu ban và Tổ công tác giúp việc Trưởng Tiểu ban trên cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể và đề cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên.

Tiểu ban họp, thảo luận dưới sự chủ trì của Trưởng Tiểu ban để quyết định định hướng, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và việc tổ chức triển khai thực hiện; mọi công việc được thảo luận dân chủ, thống nhất và tăng cường phối hợp giữa các Thành viên Tiểu ban, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thành viên Tiểu ban có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy chế này và các nhiệm vụ được phân công; tham gia đầy đủ các hoạt động của Tiểu ban; chịu trách nhiệm trước Trưởng Tiểu ban về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; bảo đảm duy trì kết nối thông tin liên lạc thường xuyên 24/24; kịp thời báo cáo Trưởng Tiểu ban về nội dung công việc được phân công theo định kỳ hoặc khi có tình huống đột xuất.

Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid- 19 được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.

Tiểu ban có nhiệm vụ: Chỉ đạo và hướng dẫn việc cung cấp thông tin bảo đảm thống nhất, kịp thời chính xác; chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các biện pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả, đồng thời đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch Covid-19; phát huy hiệu quả các công cụ công nghệ thông tin để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19”.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng: Giám sát công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Lãng
Hải Phòng: Giám sát công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Lãng

Sáng 14/5/22024, Tổ đại biểu số 12 Hội đồng nhân dân thành phố do đồng chí Nguyễn Đình Chuyến – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ  Hải Phòng thực hiện giám sát đối với UBND huyện Tiên Lãng về công tác quản lý, sản xuất và cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024.

Thị trường tài chính 24h có những biến động gì ?
Thị trường tài chính 24h có những biến động gì ?

VN-Index tăng nhẹ; Nền lãi suất vay vẫn duy trì mức thấp; Quay lại vùng tích lũy; - AFC Vietnam Fund: Thị trường sẽ hồi phục trong tháng 5 và tháng 6; Hàn Quốc tăng cường giám sát để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu bất động sản… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 15/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Khai mạc Liên hoan Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng tại TP. Hải Phòng
Khai mạc Liên hoan Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng tại TP. Hải Phòng

 Vừa qua, tại Nhà hát TP. Hải Phòng, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu toàn quốc cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ Nhất - năm 2024, chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2024) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Ngày càng nhiều người dân Thụy Điển lựa chọn đến Việt Nam để du lịch, khám phá
Ngày càng nhiều người dân Thụy Điển lựa chọn đến Việt Nam để du lịch, khám phá

Thụy Điển có thể nâng cao hơn nữa vị trí trong đầu tư, thương mại tại Việt Nam thông qua các dự án giao thông, cảng biển, chuyển đổi số, viễn thông, hàng không, chuyển đổi năng lượng xanh…

Việt Nam luôn có vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Iran
Việt Nam luôn có vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Iran

Việt Nam và Iran tuy cách xa về địa lý nhưng có nhiều điểm tương đồng, có tính tự lực, tự cường, có chung khát vọng là xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.