Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Làng lụa Vạn Phúc: Nghệ thuật từ những… mảnh vụn

Sự kết hợp giữa phong cách truyền thống và những sáng tạo trong thiết kế từ những mảnh vụn không sử dụng - đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Ít ai biết rằng, những sản phẩm này được tạo nên bởi đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của những người khuyết tật. Đối với họ, hành trình đi từ những sản phẩm thủ công đơn giản đến những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, từng bước mang văn hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế...

Ý tưởng khởi nghiệp độc lạ

“Patchwork” - một khái niệm - phong cách không hề mới mẻ đối với các thế hệ mới người Việt Nam. Patchwork (còn gọi là “chắp vá”) đã xuất hiện từ lâu đời ở Trung Quốc, các ngôi mộ Ai Cập và các nước phương tây.

Nó thường được sử dụng để làm mền, kỹ thuật chắp vá cũng có thể được sử dụng để làm túi xách, tranh vải, quần áo, khăn trải bàn và các mặt hàng khác.

Điểm độc đáo ở phong cách này là bởi, nó được tạo nên bằng những mảnh vải nhỏ có hình dạng, kích thước, hoa văn, màu sắc và kết cấu hỗn hợp tất cả lại với nhau, làm nên một tác phẩm nghệ thuật độc nhất, tinh tế và riêng biệt.

Ông Lê Việt Cường - Nhà sáng lập vụn art, người thực hiện hoá giấc mơ của những mảnh đời khuyết tật
Ông Lê Việt Cường - nhà sáng lập vụn art, người thực hiện hoá giấc mơ của những mảnh đời khuyết tật

Phong cách này, được du nhập vào Việt Nam khá sớm và ngày càng trở nên phổ biến. Khác với nhiều phong cách thời trang, nghệ thuật bắt nguồn, khởi xướng bởi giới quý tộc, thì phong cách patchwork lại có khởi nguồn từ những người lao động bình dân.

Vụn art là một đơn vị của người khuyết tật với các sản phẩm thủ công từ vải lụa Vạn Phúc. HTX Vụn art được thành lập năm 2017 bởi ông Lê Việt Cường (một người khuyết tật vận động) và Họa sỹ Nguyễn Văn Trường, người thầy giáo đầu tiên dạy các bạn khuyết tật ở xưởng Vụn art.

HTX Vụn art ra đời với mong muốn “giữ gìn và giới thiệu văn hóa truyền thống, phát triển sản phẩm gắn với làng nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật và tận dụng các nguyên liệu thừa trong quá trình sản xuất để bảo vệ môi trường”.

Đây là một mô hình kinh doanh độc đáo, sáng tạo, mới lạ, đặc biệt về ý tưởng, nhưng cũng mạo hiểm và chứa đựng rủi ro cao. Việc đưa phong cách chắp vá vào trong sản phẩm, không quá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng điểm đặc sắc ở đây là những sản phẩm đó được tạo nên bởi bàn tay của những người khuyết tật.

Trải qua 2 năm không ngừng nỗ lực và phát triển, HTX vinh dự nhận Danh hiệu Sản phẩm OCOP (“Mỗi xã một sản phẩm”) 4 sao của thành phố (2019). Các sản phẩm tiêu biểu của Vụn art có thể kể đến như áo phông, ví vải, tranh vải, bộ kit ghép tranh... Điểm khác biệt lớn nhất trên mỗi tác phẩm của HTX là các sản phẩm được làm thủ công, nhưng hoàn toàn có thể giặt được bằng máy giặt mà không lo bị hư hỏng.  

Trên mỗi sản phẩm của mình, Vụn art luôn khéo léo đưa văn hóa dân gian (tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh Đông Hồ...) nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam. Việc chuyển thể tranh dân gian vào tranh vải, được thực hiện theo nguyên tắc “vừa trung thành với nguyên bản, nhưng cũng đổi mới sáng tạo trong từng sản phẩm” - để tạo nên giá trị thẩm mỹ mới, phù hợp với thị hiếu của người đương thời.

Điều này, phần nào giúp đẩy mạnh truyền thông cho sản phẩm nói riêng và cho văn hóa Việt Nam nói chung, thông qua mỗi tác phẩm, đưa khách du lịch trong, ngoài nước về làng để thăm quan và cùng trải nghiệm tại làng lụa Hà Đông; đồng thời, cũng mang những nét đẹp văn hóa truyền thống đến với người dân và du khách.

Người sáng lập HTX Vụn art, kiêm Chủ tịch Hội Khuyết tật quận Hà Đông, Lê Việt Cường bộc bạch: “Lúc đầu, chúng tôi đào tạo cho 15 người khuyết tật. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã tạo việc làm cho 30 người khuyết tật”...

Những tác phẩm đặc biệt tại Vụn art được tạo nên bởi những bàn tay không hoàn chỉnh
Những tác phẩm đặc biệt tại Vụn art được tạo nên bởi những bàn tay không hoàn chỉnh...

Đưa thương hiệu Việt vươn xa

Các thiết kế của Vụn art luôn mang đầy đủ các yếu tố sáng tạo, nhân văn, tôn trọng và truyền cảm hứng.

“Vụn” ở đây - giống như mỗi người khuyết tật và tượng trưng là một mảnh vụn rất nhỏ, nhưng với sự hỗ trợ của cộng đồng, của chính quyền, nó sẽ giống như có chất keo dính lại, họ sẽ không còn là những mảnh vụn bé nhỏ nữa.

Còn chữ “art” - là làm nghệ thuật, điều này được thể hiện rõ rệt trên mỗi tác phẩm của “Vụn” và những sản phẩm này, có thể ứng dụng trong đời sống.

Dưới bàn tay khéo léo, sự cần cù, sáng tạo của những người thợ khuyết tật, từ những mảnh vải vụn không sử dụng đến - đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, mang đậm nét văn hóa, bản sắc dân tộc.

Trải qua 5 năm xây dựng và phát triển, HTX Vụn art đã và đang tạo ra sinh kế, việc làm cho nhiều người khuyết tật. Các sản phẩm của Vụn art, luôn có quan điểm nhất quán “sản phẩm của người khuyết tật, nhưng không được khiếm khuyết”.

Mặc dù, là những tác phẩm do người khuyết tật làm ra, nhưng các sản phẩm không hề lỗi, trái lại còn rất nghệ thuật và độc đáo, đáp ứng được thị hiếu của du khách trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của HTX còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề vải vụn thừa cho làng Vạn Phúc. 

Trước khi dịch Covid-19 xâm nhập vào Việt Nam, các sản phẩm tại HTX đã được xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, Canada và Anh. Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịch Covid-19, các sản phẩm không những không xuất khẩu được, mà doanh thu của HTX còn bị giảm sút. Để giải quyết những khó khăn đó, HTX đã tìm hướng đi mới và chuyển đổi mô hình bán hàng theo hướng các cá nhân nhỏ lẻ.

Nhân công làm việc xưởng Vụn art
Người lao động khuyết tật được phân công đảm nhận các công đoạn phù hợp nhất với bản thân

Chia sẻ về những khó khăn trong những ngày đầu tiên xây dựng và phát triển mô hình HTX Vụn art, người sáng lập của đơn vị Lê Việt Cường cho biết:

“Cũng giống như những mô hình start up khác, ban đầu, Vụn cũng gặp nhiều khó khăn, xoay quanh các vấn đề như nguồn vốn, địa điểm… Tuy nhiên, khó khăn là điều khác biệt lớn nhất so các mô hình start up thông thường. Bởi đây là mô hình khởi nghiệp cho người khuyết tật, bản thân “thuyền trưởng” - người tạo ra nó cũng là một người khuyết tật.

Nhưng với sự giúp đỡ, ủng hộ của Quận ủy, UBND quận Hà Đông, các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn quận, của cộng đồng, đã giúp Vụn vượt qua mọi khó khăn. Và sự hỗ trợ không kém phần quan trọng của người dân làng lụa Vạn Phúc về vải vụn không sử dụng đến, cũng phần nào giúp giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu ban đầu cho xưởng vào những ngày đầu mới khởi nghiệp và phát triển sau này.

Nhằm mục tiêu hướng tới đạt danh hiệu sản phẩm OCOP 5 sao trong vòng từ 3 - 5 năm, Vụn art luôn không ngừng nỗ lực và hoàn thiện về bao bì đóng gói sản phẩm đạt chuẩn. Tuy nhiên, chi phí cũng là vấn đề khó khăn lớn mà HTX đã và đang phải đối mặt.

Lụa Vạn Phúc là một sản phẩm quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, đây là loại vải gắn liền với thế hệ vua chúa và những người quyền cao chức trọng thời phong kiến. Việc đưa vải lụa vào trong sản phẩm - là một ý tưởng độc lạ, mang tính thẩm mỹ cao, đòi hỏi người thiết kế phải hiểu về cách kết hợp màu sắc, hình dạng của từng mảnh vải, bởi nó quyết định đến linh hồn và sắc thái của sản phẩm.

Thông qua các tác phẩm của mình, Vụn art từng bước đưa lụa Hà Đông và văn hóa dân gian Việt Nam tiếp cận sâu rộng đến du khách trong nước và quốc tế”...

 Kim Khánh - Thùy Linh

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 4/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả
HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả

Ngày 3/5, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2023 đối với UBND thành phố Cẩm Phả.

Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt
Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt

Sáng 3/5, Hội đồng nghĩa vụ TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố chủ trì Hội nghị.

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024

Chiều 3/5, Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024 chính thức được diễn ra tại Cung Thể thao tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định.

Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế
Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế

Theo tin từ Liên đoàn Teqball quốc tế, khoảng đầu tháng 6/2024, tại TP. Quy Nhơn sẽ diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024. Đây là Giải Teqball Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Định – Việt Nam.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.