Theo đó, có 6 sản phẩm được phê duyệt kinh phí hỗ trợ bao bì, in tem tham gia Chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang năm 2023 (đợt 1), bao gồm:

Nụ hoa sâm núi Dành khô, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ sản xuất sâm nam núi Dành Trung Loan (Thôn Đồng Sen, xã Việt Lập, huyện Tân Yên);

Trà ổi Tân Yên, HTX nông nghiệp Quyên Phong, (Tổ dân phố Hòa Sơn, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên);

Mỹ tửu Đa Mai, HTX rượu Đa Mai (phường Đa Mai, TP. Bắc Giang);

Đông trùng hạ thảo Adenco khô, Công ty nấm dược liệu Adenco (thôn Hồng Giang, xã Dương Đức, huyện Lạng Giang);

Vải thiều sấy khô Hằng Hiếu, HTX dịch vụ nông nghiệp Hằng Hiếu (tổ dân phố Trung Nghĩa, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn);

Trà xạ đen Diệp Nhật, HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú (thôn Trại Nhì, xã Hồng Kỳ, huyện Yên Thế).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tổng kinh phí thực hiện (đợt 1) là 360 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 180 triệu đồng, trung bình mỗi sản phẩm được hỗ trợ 30 triệu đồng; chủ thể sản xuất đối ứng (50%) tương ứng với 180 triệu đồng.

Từ năm 2022, toàn tỉnh Bắc Giang có 205 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 31 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại đạt 3 sao; tăng 73 sản phẩm so với năm 2021.

Từ 2023, UBND các huyện, thành phố sẽ thực hiện đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP 3 sao và tổ chức công bố, trao giấy chứng nhận. Với những sản phẩm đạt từ 70 đến 100 điểm (từ 4 sao trở lên), Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp huyện chuyển hồ sơ đề nghị hội đồng cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.

Đây là điểm mới trong quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, góp phần tăng tính chủ động cho các địa phương.

Thiên Trường