Làng nghề đan lát Bao La, nơi giữ gìn nét đẹp truyền thống nghề mây tre đan xứ Huế - Hình 1

                                                          Tháp Chùa Thiên Mụ

Các sản phẩm của làng nghề Bao La tạo ra đều làm từ vật liệu tre và mây. Mỗi sản phẩm mây tre đan là một tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo, sự tỉ mỉ, công phu của những bàn tay tài hoa, khéo léo. Để cho ra một sản phẩm phải trải qua nhiều bước, từ khâu chọn nguyên liệu, xử lý mối mọt, đến chế tác sản phẩm.

Làng nghề đan lát Bao La, nơi giữ gìn nét đẹp truyền thống nghề mây tre đan xứ Huế - Hình 2

                                   Cầu ngói Thanh Toàn- một di tích lịch sử ở Huế

Theo Ông Võ Văn Dinh, Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan Bao La cho biết: “Hợp tác xã Mây tre đan Bao La được thành lập vào tháng 5 năm 2007. Hiện nay, hợp tác xã thu hút 114 lao động với đủ mọi lứa tuổi, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Ngày nay, những sản phẩm của Bao La đã xuất khẩu ra những thị trường lớn như Nhật Bản, Trung Quốc... đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động trong làng”.

Làng nghề đan lát Bao La, nơi giữ gìn nét đẹp truyền thống nghề mây tre đan xứ Huế - Hình 3

                                                         Những sản phẩm từ mây tre đan

Chính nhờ những bàn tay khéo léo, sáng tạo chế tác ra những sản phẩm chất lượng, đẹp mắt, sản phẩm của làng nghề đan lát Bao La ngày càng khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh những sản phẩm với các loại vật dụng gần gũi trong gia đình như thúng mủng, rổ rá, giần sàng, nong, nia, lồng bàn… để chuẩn bị cho Festival nghề truyền thống Huế 2019, làng nghề đan lát Bao La đã sáng tạo thêm nhiều sản phẩm thủ công chất lượng cao như như mô hình cầu ngói Thanh Toàn, tháp Linh Mụ, cầu Trường Tiền, các loại đèn treo trang trí,… Sản phẩm của mây tre đan hôm nay không còn là hàng đan mây, tre với nghĩa thông thường nữa mà là những tác phẩm nghệ thuật, giá trị văn hóa kết tinh ở trong đó. Với bàn tay khéo léo và tài tình, sự cần cù, sáng tạo trong lao động, những nghệ nhân và thợ thủ công trong làng đã tạo ra những sản phẩm tinh tế, thẩm mỹ.

Làng nghề đan lát Bao La, nơi giữ gìn nét đẹp truyền thống nghề mây tre đan xứ Huế - Hình 4

Thành công của làng nghề đến từ sự kết hợp của hai yếu tố đó là sự thích ứng với xu thế phát triển của thời đại nhưng vẫn coi trọng những giá trị truyền thống. Đây có thể là kinh nghiệm quý giá mà các làng nghề truyền thống khác tham khảo và vận dụng trên hành trình khôi phục và làm sống lại những làng nghề đặc trưng của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

                                                                                                       Huỳnh Thị Ly