Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lạng Sơn: 1 quả Na dai Chi Lăng được bán đấu giá 220 triệu đồng

Sáng 19/8, tại Chợ Nông sản thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Chi Lăng phối hợp với Tỉnh đoàn Lạng Sơn tổ chức chương trình Quảng bá, tiêu thụ Na và các sản phẩm OCOP Chi Lăng năm 2023.

Các đại biểu tham dự chương trình
Các đại biểu tham dự chương trình

Tham dự chương trình:

Về phía đại biểu Trung ương có: Ông Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Về phía tỉnh Lạng Sơn, có các vị: Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh; Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Khánh; Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn; lãnh đạo HĐND tỉnh, một số sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện lãnh đạo một số tỉnh thành; lãnh đạo huyện Chi Lăng và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Na Chi Lăng – “vàng” trên núi đá

Theo thông tin từ UBND huyện Chi Lăng, cây Na được trồng và phát triển ở huyện Chi Lăng từ hơn 40 năm trước. Đến nay, cây Na đã trở thành cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân.

Tính đến tháng 8/2023, diện tích trồng na trên địa bàn huyện Chi Lăng hiện có gần 2.500 ha, sản lượng ước đạt 20.000 tấn (bao gồm cả na rải vụ), doanh thu ước đạt trên 700 tỷ đồng. Trong đó, diện tích na trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35 ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt gần 800 ha. Hiện nay, huyện Chi Lăng có 4 sản phẩm Na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ, trị trấn Chi Lăng và xã Chi Lăng, xã Y Tịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Hằng năm, nông dân Chi Lăng thu nhập từ quả na và cây ăn quả hơn 1.000 tỷ đồng. Nhờ phát triển cây na mà nhiều hộ dân đã có thu nhập khá, có thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/năm; nhiều thôn bản từ nghèo khó nay đã có 60-70% hộ giàu.

Qua đó, tạo được sức bật mới về phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới với nét đặc trưng riêng có của huyện Chi Lăng. Hiện nay, huyện Chi Lăng có 8/8 xã vùng trọng điểm trồng Na đã về đích trong xây dựng Nông thôn mới (xã Chi Lăng, Vạn Linh, Hòa Bình, Mai Sao, Y Tịch, Thượng Cường, thị trấn Đồng Mỏ, thị trấn Chi Lăng).

Đông đảo người dân và du khách tham gia chương trình
Đông đảo người dân và du khách tham gia chương trình

Thương hiệu “Na Chi Lăng” đã vinh dự được Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam vinh danh và trao cup vàng chứng nhận là thương hiệu nổi tiếng trong top 10 “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”. Qua đó đã tạo sức bật mới cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới với nét đặc trưng riêng có của Chi Lăng.

Chương trình quảng bá, tiêu thụ Na và các sản phẩm OCOP Chi Lăng là nơi quảng bá, giới thiệu các loại trái cây đặc sản và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện Chi Lăng; là nơi tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân; giữ gìn và nâng cao thương hiệu; hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh…

Đồng thời là nơi giới thiệu các tiềm năng, lợi thế, các chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm thu hút các nhà đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho một số sản phẩm chủ lực theo hướng bền vững, thu hút du khách để phát triển du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn.

Đây cũng là sự kiện có ỹ nghĩa quan trọng để tuyên truyền, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, giúp người dân quảng bá, tiêu thụ nông sản chất lượng với chi phí thấp nhất và đạt lợi nhuận cao nhất, hướng tới mục tiêu “ mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”.

Đấu giá 8 quả Na đặc sản Chi Lăng thu về 770 triệu đồng

Trong chương trình, Ban tổ chức đã tổ chức đấu giá 8 quả Na đặc sản Chi Lăng. Tham gia chương trình có sự góp mặt của các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như: Nghệ sĩ Quang Tèo, Ca Sĩ Thùy Dung và nhiều người có ảnh hưởng trên nền các nền tảng mạng xã hội tổ chức Livestream trực tuyến bán Na, đấu giá Na để gây quỹ xây dựng công trình an sinh xã hội trên địa bàn huyện Chi Lăng.

2 doanh nghiệp đấu giá thành công 2 quả Na dai Chi Lăng có tổng trị giá 420 triệu đồng
Hai doanh nghiệp đấu giá thành công 2 quả Na dai Chi Lăng có tổng trị giá 420 triệu đồng

Sự kiện thu hút rất đông người dân đến xem và tham dự đấu giá. Na tham dự đấu giá là 8 quả na đẹp nhất do ban tổ chức lựa chọn, tiêu biểu của 3 giống na đặc trưng ở huyện Chi Lăng, gồm: Na dai, Na bở và Na Thái. Sau nhiều vòng đấu giá, 8 quả na này đã được mua với tổng số tiền lên đến 770 triệu đồng.

Đặc biệt, trong phiên đấu giá, 2 quả Na dai Chi Lăng được đấu giá lần lượt là 200 triệu đồng và 220 triệu đồng/ 1 quả. Đây là quả Na dai được đấu giá cao nhất từ trước đến nay.

Nghệ sĩ Quang Tèo cùng các Streamer tổ chức Livestream trực tuyến bán Na, đấu giá Na
Nghệ sĩ Quang Tèo cùng các Streamer tổ chức Livestream trực tuyến bán Na, đấu giá Na

Đồng thời, Ban tổ chức đã đấu giá thành công 1 quả Na bở trị giá 100 triệu đồng. Na bở là giống na truyền thống của huyện Chi Lăng. Đây là giống na từ lâu đời có vỏ dày, cùi dày, ít hạt và có vị ngọt thanh mát, phù hợp với sở thích của nhiều người.

Trong buổi đấu giá, Ban tổ chức đã đấu giá thành công 2 quả Na thái được đấu giá 50 triệu đồng/1 quả; 1 quả Na Thái được đấu giá 80 triệu đồng. Một quả Na Chi Lăng cũng được đấu giá 20 triệu đồng; một quả Na Thái được đấu giá 50 triệu đồng;  một bức tranh được đấu giá 12,2 triệu đồng. Một doanh nghiệp cũng ủng hộ 100 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng cầu dân sinh trên địa bàn huyện Chi Lăng.

Doanh nghiệp đấu giá thành công quả Na bở Chi lăng trị giá 100 triệu đồng
Doanh nghiệp đấu giá thành công quả Na bở Chi lăng trị giá 100 triệu đồng

Tổng số tiền thu được từ chương trình đấu giá và tiền ủng hộ của doanh nghiệp là gần 900 triệu đồng. Theo Ban tổ chức, số tiền đấu giá na này sẽ được sử dụng để xây dựng 7 cây cầu dân sinh và 2 ngôi nhà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Triệu Thành

Bài liên quan

Tin mới

149 trường THPT được ưu tiên xét tuyển vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
149 trường THPT được ưu tiên xét tuyển vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố phương thức triển khai ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh cả nước vào các trường đại học trong hệ thống.

Vụ hơn 56.000 chứng chỉ IELTS bị cấp sai: Bộ GD&ĐT lên tiếng
Vụ hơn 56.000 chứng chỉ IELTS bị cấp sai: Bộ GD&ĐT lên tiếng

Liên quan kết quả thanh tra của Bộ GD&ĐT về việc IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam, chiều 9/5, Bộ GD&ĐT khẳng định: Các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.

Hòa Phát (HPG) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu phát hành
Hòa Phát (HPG) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu phát hành

Ngày 24/5 tới đây, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu phát hành do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Thái Nguyên tạm giữ 15 chiếc ti vi nhập lậu
Thái Nguyên tạm giữ 15 chiếc ti vi nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên vừa kiểm tra, tạm giữ 15 chiếc tivi nhập lậu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/5: Giá lúa OM 380 và cám khô điều chỉnh tăng mạnh
Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/5: Giá lúa OM 380 và cám khô điều chỉnh tăng mạnh

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (10/5), thị trường trong nước và xuất khẩu duy trì ổn định với các mặt hàng. Riêng lúa OM 380 và cám khô điều chỉnh tăng mạnh.

Việt Nam đứng vị trí bao nhiêu trong TOP các quốc gia dẫn đầu về tăng trưởng rừng kể từ năm 2001?
Việt Nam đứng vị trí bao nhiêu trong TOP các quốc gia dẫn đầu về tăng trưởng rừng kể từ năm 2001?

Theo Visual Capitalist, Việt Nam đứng thứ năm trong TOP các quốc gia dẫn đầu về tăng trưởng rừng kể từ năm 2001. Ở Châu Á, diện tích rừng của Việt Nam trên tổng diện tích đất đã tăng gấp đôi kể từ năm 1990. Kể từ năm 2001, diện tích rừng của Việt Nam đã tăng gần 28.000 km2, tăng 23%.