Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lạng Sơn kiến nghị Chính phủ xem xét dừng thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma

Trước việc triển khai thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma (Lạng Sơn) - Ái Điểm (Trung Quốc), theo Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 23/09/2021 không đạt kết quả như kỳ vọng, UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép dừng triển khai thực hiện thí điểm đề án này.

Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn)
Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn)

Trong báo cáo số 496/BC-UBND, tỉnh Lạng Sơn tổng kết 02 năm triển khai thực hiện Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma (Lạng Sơn) - Ái Điểm (Trung Quốc), theo Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 23/09/2021 cho thấy:

Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đã tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành của tỉnh phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, nhằm đảm bảo điều kiện về công tác phòng chống dịch bệnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma (Lạng Sơn) - Ái Điểm (Trung Quốc).

Tỉnh tăng cường thực hiện thông tin, tuyên truyền tới các doanh nghiệp; tổ chức hội nghị gặp gỡ, thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dược liệu và các mặt hàng khác qua cửa khẩu; tỉnh tăng cường trao đổi với phía Trung Quốc đề nghị phối hợp tuyên truyền cho các doanh nghiệp tại hai bên, để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu dược liệu và mở rộng danh mục mặt hàng xuất nhập khẩu qua cặp cửa khẩu song phương của hai bên; các lực lượng chức năng của tỉnh cũng đẩy mạnh phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia. 

Tuy nhiên, từ khi triển khai thực hiện Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương này theo Nghị quyết số 111/NQ-CP, đến nay chỉ phát sinh 1 lô hàng nhập khẩu của Công ty CP Dược liệu Việt Nam, trị giá trên 433 nghìn USD, trọng lượng 23,4 tấn, do đó không đạt mục tiêu của đề án.

Nguyên nhân là từ thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện Đề án đến hết năm 2022, phía Trung Quốc thường xuyên áp dụng các biện pháp, chính sách kiểm soát chặt chẽ dịch Covid-19, do đó hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá gặp nhiều khó khăn, trong đó có hoạt động nhập khẩu dược liệu.

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa khôi phục lại hoạt động xuất nhập cảnh và phương thức giao nhận hàng hoá truyền thống. Phía Trung Quốc chưa cho phương tiện của Việt Nam chở hàng xuất khẩu sang Trung Quốc; việc giao, nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đều diễn ra tại các bến, bãi của cửa khẩu Chi Ma của Việt Nam.

Bên cạnh đó, sau khi Nghị định 54/2017/NĐ-CP có hiệu lực, thì các doanh nghiệp kinh doanh dược liệu nhập khẩu đã cơ bản chuyển sang thực hiện tại các cửa khẩu quốc tế; một số doanh nghiệp khác thực hiện qua cửa khẩu đường sắt; các doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu chưa thực sự quan tâm tới việc nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma (Lạng Sơn) - Ái Điểm (Trung Quốc), nên hiện nay khu vực cửa khẩu chưa có kho chuyên dụng đạt chuẩn, để bảo quản mặt hàng dược liệu theo quy định.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua cặp cửa khẩu song phương này vẫn chủ yếu theo phương thức mậu dịch cặp chợ, nên hiệu suất thông quan vẫn bị hạn chế, chủng loại các mặt hàng xuất nhập khẩu chưa được mở rộng... gây ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma (Lạng Sơn) - Ái Điểm (Trung Quốc).

UBND tỉnh Lạng Sơn cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Ngoại giao trao đổi với các bộ, ngành liên quan phía Trung Quốc, để sớm thống nhất chuẩn hoá thời gian làm việc của loại hình cửa khẩu song phương, tại cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (Lạng Sơn) - Ái Điểm (Trung Quốc), để bổ sung vào Phụ lục của Hiệp định về cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Sau khi hai bên thống nhất thời gian làm việc chính thức tại cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (Lạng Sơn) - Ái Điểm (Trung Quốc) và bổ sung vào Phụ lục của Hiệp định về cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và phía Trung Quốc khôi phục lại hoạt động xuất nhập cảnh và phương thức thông qua hàng háo xuất nhập khẩu như thời điểm trước khi phát sinh dịch Covid-19.

Đồng thời, trên cơ sở nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp nhập khẩu qua cửa khẩu song phương này, tỉnh Lạng Sơn sẽ nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng việc nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma (Lạng Sơn) - Ái Điểm (Trung Quốc) vào thời điểm thích hợp.

PV

Bài liên quan

Tin mới

U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm
U23 Việt Nam thua U23 Iraq: Có tiến bộ nhưng không bù đắp được sai lầm

U23 Việt Nam cải thiện đáng kể về lối chơi nhưng vẫn thua vì điểm yếu cố hữu chưa khắc phục được.

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng
Giá lúa gạo hôm nay 27/4: Giá lúa gạo tiếp tục xu hướng tăng

Hôm nay 27/4, giá lúa gạo duy trì ổn định. Thị trường giao dịch chậm do các kho, nhà máy bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng đưa ra cho năm 2024 ở mức 10.600 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện của 2023.