Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 236/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại dịch vụ là một trong 4 khâu đột phát phát triển của tỉnh Lạng Sơn
Phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại dịch vụ là một trong 04 khâu đột phát phát triển của tỉnh Lạng Sơn

Cụ thể, theo Quyết đinh 236 ngày 19/03, Phạm vi quy hoạch tỉnh Lạng Sơn bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Lạng Sơn, quy mô 831.018 ha, với 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Lạng Sơn và 10 huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc (dự kiến trình cấp có thẩm quyền sáp nhập vào thành phố Lạng Sơn theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương), Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn.

Phát triển phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước

Về quan điểm phát triển, quy hoạch tỉnh Lạng Sơn theo quyết định phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước; quy hoạch tổng thể quốc gia; Nghị quyết của Bộ Chính trị vể phương hướng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ…Bảo đảm bố trí không gian, phân bổ nguồn lực hợp lý để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chiến lược về quốc phòng - an ninh, đối ngoại, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao hiệu quả cải cách thể chế, tăng cường hội nhập quốc tế, liên kết vùng, phát triển hạ tầng kinh tế - xã 3 hội, thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bắt kịp trình độ chuyển đổi số của cả nước và tận dụng thành công các cơ hội phát triển từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Phát triển dựa trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là lợi thế vị trí cửa ngõ quốc tế kết nối với thị trường Trung Quốc. Đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có thế mạnh, nhất là kinh tế cửa khẩu, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Kết hợp hiệu quả nội lực của tỉnh với sự hỗ trợ của Trung ương và các nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, nông thôn, hạ tầng công nghiệp và công nghệ thông tin.

Xác định giá trị văn hóa, con người là yếu tố nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững. Tăng cường giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn tỉnh gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch, hợp tác quốc tế, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả, bền vững; nâng cao đạo đức xã hội, ý thức pháp luật, xây dựng văn hóa và con người Lạng Sơn phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, có khát vọng vươn lên. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, lấy con người là trung tâm của quá trình phát triển, đảm bảo phát triển bao trùm, toàn diện, nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, bảo đảm an ninh con người, an toàn xã hội.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia và xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị. Bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết hiệu quả các các vấn đề xã hội, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là các khu vực nông thôn, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.

Xác định bảo vệ môi trường, sinh thái là điều kiện nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo Quyết định 236 về mục tiêu phát triển đến năm 2030, xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm, là một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc, là 4 “cầu nối” ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và châu Âu. Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Lạng Sơn có quy mô kinh tế và GRDP bình quân đầu người trong nhóm 05 tỉnh dẫn đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Lạng Sơn chuyển dịch mạnh theo hướng các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch trở thành động lực tăng trưởng chính, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất nông - lâm sản hàng hóa, ứng dụng công nghệ, hiệu quả cao. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của Nhân dân không ngừng được cải thiện. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hệ thống đô thị hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao và thực hiện chuyển đổi số hiệu quả trên cả bốn trụ cột Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số. Bảo vệ môi trường, từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học, góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 8-9%/năm; cơ cấu kinh tế đến năm 2030: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12 - 13%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32 - 33%, dịch vụ chiếm 50 - 51%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4 - 5%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 150 triệu đồng. Tổng lượt khách du lịch đến năm 2030 đạt khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó khoảng 4,6 triệu lượt khách trong nước và 1,4 triệu lượt khách quốc tế.

Lạng Sơn luôn quan tâm, bảo tồn, gìn giữ và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống
Lạng Sơn luôn quan tâm, bảo tồn, gìn giữ và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống

Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn cũng xác định 4 khâu đột phá phát triển gồm: chuyển đổi số và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu cụm công nghiệp, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa; phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại dịch vụ và du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, xanh, an toàn và hiện đại để trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh...

Đến năm 2050, Lạng Sơn có nền kinh tế hiện đại, năng động, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống số. Có quan hệ hợp tác tích cực với các địa phương của Trung Quốc và các địa phương trong vùng, các tỉnh lân cận, Lạng Sơn trở thành vùng đất XANH hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng sạch, nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

Lạng Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thương hiệu quốc gia của nông sản Việt Nam và là cầu nối góp phần đưa các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam đến với khu vực và thế giới. Lạng Sơn tiếp tục giữ vững vị thế là địa phương có hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường sắt phát triển hàng đầu Việt Nam, điểm trung chuyển trên bộ quan trọng hàng đầu trong kết nối Trung Quốc - Việt Nam - các nước ASEAN và các nước trên thế giới. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại, du lịch, logistics và vận tải chiếm tỷ trọng lớn.

Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ, phát huy hiệu quả, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. An sinh xã hội của người dân được bảo đảm; trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia được bảo đảm vững chắc.

Được biết,  UBND tỉnh Lạng Sơn đang xây dựng kế hoạch công bố công khai quy hoạch tỉnh và xây dựng các kế hoạch, đề án để tổ chức thực hiện quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Triệu Thành

Bài liên quan

Tin mới

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vẫn dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vẫn dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò

Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy sự ủng hộ của cử tri đối với ông Trump vẫn đứng vững ở mức 49% trong cuộc đối đầu trực tiếp với ông Biden, trong khi ông Biden chỉ đạt mức 43%.

PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) một lần nữa chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của mình khi tiếp tục ghi danh trong Bảng xếp hạng FAST500 - nơi tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Công an Tây Ninh triệt xóa tụ điểm đá gà qua mạng
Công an Tây Ninh triệt xóa tụ điểm đá gà qua mạng

Thông tin từ Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, đơn vị này đang tạm giữ hình sự 11 đối tượng để điều tra, làm rõ hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc; có 6 người khác tại ngoại để tiếp tục phục vụ công tác điều tra.

Agribank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo tỉnh Lạng Sơn
Agribank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo tỉnh Lạng Sơn

Agribank đã tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Khi thị trường nhiều biến động, nhà đầu tư chọn kênh nào?
Khi thị trường nhiều biến động, nhà đầu tư chọn kênh nào?

Lãi suất tiết kiệm thấp; vàng biến động ở mức rủi ro cao; chứng khoán không ổn định; bất động sản bị thổi giá...Bức tranh của thị trường hiện tại là như vậy, nhà đầu tư chọn kênh nào?

Đóng điện thành công dự án TBA 110kV Sông Lô và nhánh rẽ
Đóng điện thành công dự án TBA 110kV Sông Lô và nhánh rẽ

Công ty Điện lực Vĩnh Phúc vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 110kV Sông Lô và nhánh rẽ.