Đối với hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu đi các nước, một số nước mà Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan và các hàng rào kỹ thuật theo các hiệp định song phương và đa phương.

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã chủ động trên cơ sở xây dựng kế hoạch đấu tranh, bắt giữ, xử lý hàng trăm vụ vi phạm liên quan đến gian lận xuất xứ, giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu.

Ví dụ như mặt hàng gỗ ván ép, xe đạp điện, xe máy điện năng lượng mặt trời..., với nhiều thủ đoạn tinh vi, lợi dụng kẽ hở cơ chế chính sách...

Lực lượng Hải quan đã quyết định tịch thu 50.000 sản phẩm xe đạp, xe đạp điện giả mạo xuất xứ Việt Nam. Những kết quả mà cơ quan Hải quan đạt được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2020, lực lượng Hải quan đã điều tra, xác minh, xác định một doanh nghiệp không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền cho phép cấp C/O nhưng tự ý cấp C/O không đúng cho 30 doanh nghiệp xuất khẩu.

Hiện Tổng cục Hải quan đang phối hợp với cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an tổ chức xác minh, xử lý nghiêm minh.

Đối với nhóm mặt hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn xuất xứ Việt Nam nhưng vẫn được cấp C/O. Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thu hồi C/O được cấp không đúng quy định.

Ví dụ như doanh nghiệp khai là gỗ ván ép đủ điều kiện cập C/O nhưng khi lực lượng Hải quan xác minh, thực chất hàng hóa được doanh nghiệp mua gom từ nhiều nông trường...

Doanh nghiệp trên phải thừa nhận, hàng hóa không đủ điều kiện cấp C/O nhưng vẫn được cơ quan thẩm quyền cấp C/O.

Đối với hàng hóa do nước ngoài sản xuất nhưng trên nhãn mác, bao bì ghi “Made in Vietnam”, lực lượng Hải quan đã tập trung đấu tranh, xử lý ngay tại cửa khẩu.

Kiến nghị Bộ Công Thương sửa đổi quy định xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất trong nước, cũng như hàng hóa có yếu tố nước ngoài sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải quy định về cảng ICD trong nội địa, cho phép kinh doanh cả hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Thực tế, lực lượng chức năng đã phát hiện xử lý một lượng lớn hàng hóa kinh doanh online ở ICD Đình nhưng không làm thủ tục hải quan tại ICD Mỹ Đình. Kiến nghị, xây dựng tường rào ngăn cách giữa hàng nội địa với hàng hóa XNK.

Kinh doanh xăng dầu, phải đưa các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối phái lắp đặt đồng hồ đo tại các kho gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình đấu tranh, xử lý.

Hà Trần