Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lập lờ thương hiệu Nhật, Hàn nhưng đều bán đồ Trung Quốc

Tại Hà Nội, hệ thống các cửa hàng hoạt động theo mô hình tương tự Mumuso như: Minoso, Daiso, Yoyoso, Minigood… đều lập lờ là hệ thống cửa hàng của Nhật, Hàn, bán hàng chuẩn Nhật, Hàn nhưng phần lớn hàng hóa lại được sản xuất tại Trung Quốc.

Có mô hình hoạt động tương tự như Mumuso, Miniso kinh doanh hàng nghìn sản phẩm có giá từ 43.000 đồng đến 420.000 đồng, thuộc các ngành hàng: đồ gia dụng; mỹ phẩm, trang điểm, dụng cụ làm đẹp; đồ tiện ích cá nhân; văn phòng phẩm, quà lưu niệm; phụ kiện kỹ thuật số trang sức; đồ theo mùa; phụ kiện thời trang, túi xách và thực phẩm.

Miniso giới thiệu các sản phẩm của mình là “Japanese designer brand” - nghĩa là “Thương hiệu được thiết kế từ Nhật Bản”. Ghi nhãn trên sản phẩm cũng được thực hiện bằng nhiều thứ tiếng như: Tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung và cả tiếng Việt. Nếu để ý thật kỹ, khách hàng mới thấy dòng chữ “made in China” khiêm tốn một góc trên bao bì.

Lập lờ thương hiệu Nhật, Hàn nhưng đều bán đồ Trung Quốc - Hình 1

Cửa hàng theo phong cách Nhật, Hàn nhưng bán nhiều hàng Trung Quốc

Tương tự, tự giới thiệu là các sản phẩm được nhập khẩu từ Nhật Bản, Daiso Japan cũng bán rất nhiều sản phẩm với giá mềm chỉ từ 22.000 đồng. Nếu xem trực tiếp sản phẩm tại cửa hàng, người mua cũng bị hoa mắt bởi nhãn hàng ghi bằng nhiều thứ tiếng chồng lấn lên nhau. Mỗi sản phẩm thậm chí còn ghi nhà máy sản xuất, khu công nghiệp sản xuất Nhật Bản nhưng ở 1 góc bao bì lại có dòng chữ “made in China”, khiến khách hàng rất dễ nhầm lẫn.

Tuy nhiên, khác với Miniso, trên website của Daiso, xuất xứ hàng hóa được ghi rõ ràng hơn. Trong khi Miniso ẩn đi thông tin này trên mỗi sản phẩm (một số sản phẩm có nhãn phụ rõ ràng bằng tiếng Việt, ghi rõ xuất xứ ở mục “Công bố tài liệu” trên website minisovietnam.vn) thì trang web của Daiso, nhiều mặt hàng ghi vắn tắt về thành phần, xuất xứ Trung Quốc và “được kiểm chứng và nhập khẩu trực tiếp từ Daiso Nhật Bản” để người mua dễ theo dõi.

Mới nổi tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây còn có hệ thống cửa hàng Yoyoso và Minigood. 2 thương hiệu bán lẻ này được biết đến với phong cách Hàn Quốc, có cơ cấu hàng hóa tương tự như Miniso và Daiso. Hàng hóa bày bán tại đây chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc.

Chị Nguyễn Thu Hoài (Chùa Bộc- Đống Đa) cho biết: “Các cửa hàng kiểu như Mumuso, Miniso rất hấp dẫn khách hàng, đặc biệt là người trẻ tuổi bởi họ bán các sản phẩm theo xu hướng, mà chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ chiếc bình nước, sạc điện thoại hay phụ kiện điện thoại… đều giống như ở bộ phim nào đó của 2 nước này, nhìn rất dễ thương. Hơn nữa, giá sản phẩm lại rẻ, ai cũng có thể mua được.

Nhưng sau nhiều lần mua sắm tại các cửa hàng này, xem xét kỹ tôi thấy đa số là hàng Trung Quốc. Hàng Nhật Bản và Hàn Quốc không thế có giá thấp như vậy, dù là món đồ nho nhỏ”.

Theo các chuyên gia, Việt Nam là thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, bởi dân số đông và trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc các dịch vụ, hàng hóa phục vụ giới trẻ sẽ là mục tiêu của các nhà đầu tư.

Hành vi mua sắm của giới trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phim ảnh, sách, truyện… mà những năm gần đây, điện ảnh, văn hóa Nhật Bản, Hàn Quốc được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam qua các kênh giải trí nêu trên. Do đó, việc các cửa hàng có tên gọi, bán các loại hàng theo phong cách Nhật, Hàn tại Việt Nam nở rộ, được yêu thích là điều tất yếu.

Hơn nữa, hàng Nhật Bản và Hàn Quốc được đánh giá cao về chất lượng nên người tiêu dùng Việt Nam càng tin tưởng. Lợi thế về hợp xu hướng, xuất xứ đảm bảo cho chất lượng và giá cả đã khiến các hệ thống cửa hàng như: Mumuso, Miniso, Daiso… không ngừng mở rộng phạm vi phủ sóng từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ra các tỉnh, thành phố khác.

Tuy nhiên, mới đây, Bộ Công Thương đã công bố thông tin gây chấn động là 99,3% hàng hóa tại Mumuso được sản xuất tại Trung Quốc, trong khi không ít người tiêu dùng Việt Nam lâu nay vẫn tin tưởng mua hàng Nhật tại Mumuso!

Với Daiso hay Miniso, không ít người mua hàng vẫn đinh ninh đang lựa chọn hàng Nhật. Bản thân các nhà bán lẻ này cũng giới thiệu khá mập mờ như: “Daiso là một trong những hệ thống bản lẻ tốt nhất tại Nhật Bản”; “Miniso là thương hiệu tiêu dùng bán lẻ, có trụ sở đặt tại Tokyo Nhật Bản. Được thành lập bởi nhà thiết kế tài năng Miyake Jyunya và thương nhân người Trung Quốc – ông Ye Guofu. Hoạt động từ năm 2013, đến nay Miniso đã và đang đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng ứng dụng hàng đầu trên thế giới”; hay “Minigood là một thương hiệu Hàn Quốc chất lượng cao nhằm cung cấp cho người tiêu dùng trên toàn thế giới với những mặt hàng vật dụng với thiết kế đẹp mắt và giá cả hợp lý”... Logo trên mỗi thương hiệu này cũng na ná thương hiệu nổi tiếng nào đó của Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Một chuyên gia về thị trường cho rằng, để người tiêu dùng không còn bị nhầm lẫn khi mua hàng hóa, cách tốt nhất là mỗi người phải tự đọc kỹ thông tin ghi trên sản phẩm. Trong khi đó, các cơ quan quản lý cần xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo kiểu “đầu Ngô, mình Sở” để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và doanh nghiệp.

Bảo Ngọc (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón hơn 200.000 khách ngày đầu nghỉ lễ
Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón hơn 200.000 khách ngày đầu nghỉ lễ

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cho biết, trong ngày 27/4, dự kiến có gần 94.000 lượt khách, trong đó có 59.000 khách quốc nội, 35.000 khách quốc tế và 540 lượt chuyến bay (314 chuyến bay quốc nội, 226 chuyến bay quốc tế cất hạ cánh qua Sân bay Nội Bài, tăng khoảng 10,5% so với ngày trước đó. Đây dự kiến cũng là ngày cao điểm nhất trong đợt nghỉ lễ đối với chặng nội địa đi.

Tỷ lệ iPhone kích hoạt mới tại Mỹ trong một năm qua giảm mức chưa từng có
Tỷ lệ iPhone kích hoạt mới tại Mỹ trong một năm qua giảm mức chưa từng có

Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Consumer Intelligence Research Partners (CIRP), lượng iPhone kích hoạt mới giảm xuống mức chưa từng có trên thị trường smartphone Mỹ trong 6 năm qua.

Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc
Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Đà Nẵng, vừa kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh có nhiều vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP
Hà Nội trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước trong Chương trình OCOP

Sản phẩm OCOP đã khẳng định vị trí tại thị trường trong nước, bước đầu vươn ra thế giới. Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng khá nhiều sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP 4-5 sao của thành phố được người tiêu dùng ưa thích.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường
Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường.

Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên
Hơn 200 gian hàng của 34 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Công thương – OCOP Thái Nguyên

Hội chợ triển lãm “Công Thương - OCOP Thái Nguyên” đã trở thành hoạt động thường niên của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua. Năm 2024, hội chợ có quy mô hơn 200 gian hàng, của 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, với hàng ngàn sản phẩm đặc trưng tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền của các địa phương.