Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lễ hội đền Trần Thái Bình lần đầu tiên được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thái Bình lễ hội đền Trần Thái bình được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 17 tháng Giêng âm lịch hàng năm, với nhiều nội dung phong phú và có nhiều nét khác biệt so với địa phương khác, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Năm 2023 cũng là năm đầu tiên lễ hội đền Trần Thái Bình được tổ chức với quy mô cấp tỉnh.

Lễ hội đền Trần Thái Bình lần đầu tiên được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh
Lễ hội đền Trần Thái Bình lần đầu tiên được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. (Ảnh: PV)

Lễ hội đã khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước và giữ nước của nhà Trần, là dịp để nhân dân thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, lòng tri ân với các bậc liệt tổ, các vị vua, tướng sĩ, hoàng thân quốc thích nhà Trần. Qua đó giáo dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Lễ hội cũng là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách, đồng thời việc tổ chức lễ hội Đền Trần đã tạo điều kiện thuận lợi để Thái Bình có thể làm tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội đền Trần và các di sản thời Trần trên mảnh đất Hưng Hà.

Lễ hội bao gồm phần lễ được cử hành trang trọng, uy nghi và tôn kính như: Lễ tế mở cửa đền, lễ rước nước thiêng từ ngã 3 sông Hồng về đền Trần, lễ tết mộ, đặc biệt có lễ bái yết tổ tiên mỗi khi có sự kiện trọng đại…

Bên cạnh đó phần hội cũng được tổ chức sôi nổi với những trò chơi mang đạm tính dân gian như: thi cỗ cá, thi nấu cơm cần, thi cầu vật, kéo co, pháo đất, cờ tướng,…

Không chỉ được biết đến là một vương triều với võ công oanh liệt, giỏi đánh giặc, nhà Trần còn để lại cho hậu thế những nét sinh hoạt văn hóa rất riêng biệt, đặc sắc, đó là lễ giao chạ (kết nghĩa chị em) giữa 02 làng Vân Đài (xã Chí Hòa) và làng Tam Đường (xã Tiến Đức) đã tồn tại hơn 7 thế kỷ, lễ rước nước và thi cỗ cá độc đáo thể hiện đậm nét phương thức sống của cư dân vùng sông nước và mang tính nhân văn sâu sắc nhằm giáo dục, nhắc nhở thế hệ sau tưởng nhớ tới thuở hàn vi tổ tiên nhà Trần sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Đây thực sự là những nét sinh hoạt mang giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử không dễ tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước.

Song song với các hoạt động lễ hội, công tác quản lý cũng được quan tâm và từng bước đi vào nề nếp. Công tác tuyên truyền được chú trọng, nhấn mạnh đến giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội là nhằm phát huy tinh thần thượng võ của nhà Trần cùng công lao to lớn của triều đại nhà Trần đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam và văn hóa Việt Nam trong lịch sử.

Thực hiện việc tổ chức lễ hội với phương châm tiết kiệm, an toàn, mang màu sắc văn hóa, không để xảy ra các hoạt động mang tính chất thương mại hóa; chuẩn bị tốt các phương án về an ninh trật tự, an toàn giao thông để đảm bảo an toàn cho du khách.

Với những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, Lễ hội đền Trần đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định số 231/QĐ-BVHTTDL ngày 27/01/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đây là sự ghi nhận, đánh giá cao công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương đối với Lễ hội đền Trần Thái Bình trong nhiều năm qua và cũng là niềm tự hào, nguồn động viên, cổ vũ nhân dân Thái Bình tiếp tục lưu giữ và trao truyền hào khí Đông A, giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ sau.

Với những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, lễ hội đền Trần đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 231/QĐ-BVHTTDL ngày 27/01/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đây là sự ghi nhận, đánh giá cao công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương đối với lễ hội đền Trần Thái Bình trong nhiều năm qua và cũng là niềm tự hào, nguồn động viên, cổ vũ nhân dân Thái Bình tiếp tục lưu giữ và trao truyền hào khí Đông A, giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ sau.

Căn cứ Thông báo số 693-TB/TƯ ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình về chủ trương tổ chức một số lễ hội ở quy mô cấp tỉnh; Quyết định số 2609/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2019 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức lễ hội đền Trần ở quy mô cấp tỉnh, ngày 30/12/2022, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch Tổ chức Lễ hội đền Trần năm 2023.

Năm 2023 sẽ là năm đầu tiên lễ hội đền Trần được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh; bên cạnh các vật phẩm và nghi lễ truyền thống, lễ hội năm 2023 còn có một cặp bánh kỷ lục dâng các vua Trần, bánh do Công ty Cổ phần quốc tế Bảo Hưng sản xuất từ các sản vật sẵn có của quê hương Thái Bình; chương trình khai mạc lễ hội có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, có chương trình nghệ thuật Hào khí Đông A với sự góp mặt của trên 200 nghệ sĩ trong cả nước; phần lớn kinh phí tổ chức lễ hội đều được huy động từ nguồn xã hội hóa. 

Quỳnh Nga

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.