Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lễ hội "rước người sống" chính thức trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 20/2 (tức mùng 5 Tết), tại Di tích miếu Tiên Công, xã Cẩm La, TX. Quảng Yên (Quảng Ninh), Lễ hội Tiên Công 2018 đã chính thức khai mạc, cùng với đó, TX. Quảng Yên đã được đón Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tiên Công.

Lễ hội Tiên Công (còn được gọi là Lễ hội “rước người”), vốn là một lễ hội độc đáo và được tổ chức quy mô trên địa bàn TX. Quảng Yên. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 5 - 7 tháng Giêng Âm lịch để tưởng nhớ các vị Tiên Công đã khai khẩn, lập nên hòn đảo Hà Nam, Quảng Yên ngày nay.

Lễ hội

 Tái hiện nghi thức rước cụ Thượng về miếu Tiên Công

Truyền thuyết  kể rằng, Năm 1434 có 17 vị Tiên Công quê ở P. Kim Liên, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long cùng gia đình đã đến vùng cửa sông Bạch Đằng để quai đê lấn biển, khẩn hoang đất đai trồng lúa, lập làng, tạo nên khu xã Phong Lưu đảo Hà Nam nay là các phường Phong Cốc, Phong Hải, Cẩm La, thôn Yên Đông (P. Liên Hải), thôn Đồng Cốc, Bến Đò (P. Nam Hòa). 

Từ những năm 1620 – 1650 các con cháu Tiên Công đã xây dựng từ đường thờ thủy tổ lập Tiên Công, đồng thời lập miếu thờ 17 vị Tiên Công tại xã Cẩm La và tổ chức tế lễ các Tiên Công vào ngày mùng 7 tháng giêng hàng năm. Đến nay, lễ hội Tiên Công gắn bó mật thiết với di tích miếu Tiên Công và các di tích từ đường thờ các thủy tổ dòng họ đã có công đến lập đất và phát triển vùng sông nước Bạch Đằng giang. 

Tại lễ hội Tiên Công là cách con cháu trong gia đình, dòng họ thể hiện lòng ngưỡng vọng, tôn kính với các cụ ông, cụ bà bậc cao niên thượng thọ tuổi 80, 90, 100 tuổi gọi là “cụ Thượng”. Con cháu trong gia đình dòng họ tổ chức nghi thức dẫn thọ, rước thọ, rước người sống, quán trạm con rể đón “cụ Thượng” về miếu Tiên Công lễ tổ; Nghi lễ tế Tiên Công tứ xã.

Các biểu trưng trong lễ hội như bàn thờ sống cụ thượng có tàn tre, võng đào cụ thượng có lọng tre, con long mã và tục thờ long mã thần biển, biểu tượng chữ chọ, tranh thọ, câu đối thọ vv… Khi các “cụ Thượng” lễ Tiên Công xong, hàng xã mời hai “cụ Thượng” còn khoẻ ra trước cửa miếu Tiên Công làm nghi lễ “vượt thổ” (đắp đê) và thực hiện nghi thức “đánh vật. Đắp đê và đánh vật của “cụ Thượng” là nét văn hoá độc đáo, tinh tế của người Thăng Long nơi cửa biển với mong muốn con cháu rèn  luyện sức khoẻ, đắp đê, làm thuỷ lợi, chống chọi với mưa bão, triều dâng bảo vệ xóm làng và từ đường hương hoả của tổ tiên 

Sau lễ hội Tiên Công, nhân dân vùng đảo Hà Nam mới thực sự bước vào các hoạt động của năm mới như: Cày cấy, gieo trồng, mua con giống, ra khơi đánh cá, bồi trúc đê điều, khơi thông mương máng, đi buôn bán… với niềm tin rằng sau Lễ hội Tiên Công, họ đã được phù trợ, tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục sự nghiệp mà các Tiên Công đã để lại.

Lễ hội

Lãnh đạo TX. Quảng Yên đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trải qua nhiều trăm năm theo lịch sử dân tộc, lễ hội Tiên Công vẫn giữ nguyên sắc độc đáo của một lễ hội cổ xưa (thế kỷ XV). Năm 1990, lễ hội Tiên Công đã được Nhà nước xếp hạng di tích đặc biệt cấp quốc gia.

Tại lễ đón nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, ông Nông Quốc Thành, Phó cục trưởng Cục Di sản (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) khẳng định: “Đây là một lễ hội hết sức độc đáo không chỉ riêng của Quảng Ninh mà trong toàn quốc. Lễ rước người sống là hình thức tôn vinh độc đáo có thể nói là duy nhất trên đất nước ta. Chúng tôi hy vọng rằng, việc di sản này được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia sẽ góp phần cho cộng đồng dân cư cũng như chính quyền các cấp có những biện pháp, hành động cụ thể để bảo tồn di sản này”.

Với chủ đề “Về miền di sản văn hóa Tiên Công”, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian Cờ người, Tổ tôm điếm, Chơi đu, Hát đúm giao duyên... sẽ diễn ra trong 4 ngày từ 19 - 22/2 (tức ngày 4 - 7 tháng Giêng năm Mậu Tuất).

Trần Trang

Bài liên quan

Tin mới

VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro
VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro

Trong phiên hôm nay 26/4, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục biến động trong vùng giá 1.200 – 1.225 điểm. Thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên đồ thị giá có thể sẽ còn biến động hẹp trong những phiên giao dịch tới với thanh khoản thấp.

Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ toàn bộ 13 văn bản quy phạm pháp luật
Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ toàn bộ 13 văn bản quy phạm pháp luật

Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ do các căn cứ pháp lý ban hành không còn phù hợp, hết hiệu lực.

Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều
Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều

Giá vàng hôm nay 26/4/, giá vàng tiếp tục biến động trái chiều, đưa giá về mốc 84,3 triệu đồng/lượng bán ra, vàng thế giới quay đầu bật tăng trở lại.

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước ngày nắng nóng, đêm mưa
Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước ngày nắng nóng, đêm mưa

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 26/4, cả nước ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ, đêm có mưa rào và dông.

Tỷ giá USD hôm nay 26/4: Lao dốc, xuống mốc 105
Tỷ giá USD hôm nay 26/4: Lao dốc, xuống mốc 105

Rạng sáng 26/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.264 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,29%, xuống mốc 105,57.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não

Chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng đúng đắn, sinh động cho đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Đảng ta. Đồng thời, cũng là một cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng, khốc liệt, thử thách lòng quả cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc Việt Nam trước đội quân xâm lược hùng mạnh.