LTS: Thương hiệu & Công luận là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) - thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chủ động cung cấp những thông tin nhanh chóng, kịp thời, hữu ích về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, trốn thuế; bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng...

Thấy gì qua "mục sở thị"?

Nắm bắt tâm lý chuộng hàng ngoại nhập từ các nước phát triển nên thời gian gần đây, các cơ sở kinh doanh đa phần nhập các mặt hàng này về bày bán nhằm chiều lòng “thượng đế”. 

Đặc biệt, đối với hàng hóa là mỹ phẩm, bao gồm những mặt hàng liên quan đến làm đẹp như làm sạch da mặt, da cơ thể, chăm sóc da mặt, da cơ thể, trang điểm khuôn mặt, kem chống nắng… những thứ sử dụng trực tiếp lên da - vì thế rất cần được lựa chọn kỹ càng.

Tuy nhiên, một số cơ sở kinh doanh lại ngang nhiên bày bán hàng hóa không tem, nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc sản xuất, bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng? 

Lengrinstory là showroom làm đẹp có 1 địa chỉ duy nhất tại 42 Tô Hiến Thành, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng. Trên các sàn thương mại điện tử, Lengrinstory dùng nhiều cụm từ hoa mỹ để quảng cáo như “Đánh thức vẻ đẹp thông qua những câu chuyện và trải nghiệm cá nhân”, “Sản phẩm chính hãng 100% không lo hàng giả”... 

Song, dù tuyên bố chỉ bán hàng chĩnh hãng 100%, nhưng sau khi “mục sở thị” tại đây, phóng viên ghi nhận những sản phẩm là hàng ngoại nhập lại không có tem nhãn phụ tiếng Việt như quy định của pháp luật?  

Mỹ phẩm không tem nhãn phụ tiếng Việt

Theo tìm hiểu, Cửa hàng mỹ phẩm Lengrinstory có trang Facebook sở hữu 112.000 lượt thích, 119.000 người theo dõi có địa chỉ showroom tại 42 Tô Hiến Thành, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).

Trên trang Facebook này, Lengrinstory giới thiệu là nơi dành cho “Những cô gái đang tập làm đẹp hay những người phụ nữ đã biết yêu sâu sắc nét đẹp của mình luôn khát khao”!

Facebook chính thức của Lengrinstory
Facebook chính thức của Lengrinstory

Trên kênh Instagram với 11,5 nghìn người theo dõi, Lengrinstory quảng cáo: “Đánh thức vẻ đẹp thông qua những câu chuyện và trải nghiệm cá nhân”. 

Instagram của Lengrinstory sở hữu hơn
Instagram của Lengrinstory sở hữu 11,5 nghìn lượt người theo dõi

Còn trên sàn thương mại điện tử Shopee, cửa hàng này khẳng định: “Sản phẩm chính hãng 100% không lo hàng giả”!

cửa hàng này khẳng định: “Sản phẩm chính hãng 100% không lo hàng giả”.
Lengrinstory nhấn mạnh: “Sản phẩm chính hãng 100% không lo hàng giả”!

Tuy nhiên, “mục sở thị” tại cửa hàng Lengrinstory, phóng viên ghi nhận, tại đây bày bán nhiều loại mỹ phẩm nước ngoài, trong đó có một số hàng hóa có tem nhãn phụ tiếng Việt, còn lại khá nhiều mỹ phẩm nước ngoài không có tem nhãn phụ tiếng Việt theo quy định của pháp luật. Điều này, khiến người tiêu dùng hoang mang về định nghĩa “hàng chính hãng 100%, “không lo hàng giả” - có thực sự tồn tại ở Lengrinstory hay không?

Theo ghi nhận, ngày 6/7/2023, phóng viên trực tiếp có mặt tại cửa hàng Lengrinstory. Tại đây, các loại sản phẩm, đa phần đã được phân khu, gắn bảng tên rõ ràng. Bên cạnh những dòng trang điểm như son môi, bảng mắt, mascara... là các thiết bị phụ trợ làm đẹp, chăm sóc cơ thể, thực phẩm chức năng...

Không gian bên trong của Lengrinstory
Không gian bên trong của Lengrinstory

Phóng viên nhận thấy, tại Lengrinstory, có một số mặt hàng nước ngoài có tem nhãn phụ tiếng Việt như quy định. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện không ít mỹ phẩm thuộc thương hiệu nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt như Dior, Inspire, Much Care, AMUSE, GD11... 

Một số sản phẩm là mỹ phẩm không có tem nhãn phụ tiếng Việt tại Lengrinstory: 

Son môi thuộc thương hiệu Dior không hề có tem nhãn phụ tiếng Việt
Son môi thuộc thương hiệu Dior không hề có tem nhãn phụ tiếng Việt
Sản phẩm là son dưỡng môi của thương hiệu Dior này cũng không có tem nhãn phụ tiếng Việt
Sản phẩm là son dưỡng môi của thương hiệu Dior này cũng không có tem nhãn phụ tiếng Việt
Sản phẩm của thương hiệu Inspire tuy có tem chống hàng giả nhưng lại không có tem nhãn phụ khiến dư luận hoài nghi về nguồn gốc của sản phẩm này. Liệu có phải hàng chính hãng, hay được làm giả quá tinh vi?
Sản phẩm của thương hiệu Inspire tuy có tem chống hàng giả, nhưng lại không có tem nhãn phụ - khiến dư luận hoài nghi về nguồn gốc của sản phẩm này: Liệu có phải hàng chính hãng, hay được làm giả quá tinh vi?
Một sản phẩm khác của thương hiệu Inspire được bày bán tại Lengrinstory
Một sản phẩm khác của thương hiệu Inspire được bày bán tại Lengrinstory
Được biết, đây là một sản phẩm thuộc hàng dùng thử của Lengrinstory nhưng lại không có bất cứ thông tin tem nhãn phụ tiếng Việt nào khiến người tiêu dùng băn khoăn về chất lượng của sản phẩm này
Được biết, đây là một sản phẩm thuộc hàng dùng thử của Lengrinstory, nhưng lại không có bất cứ thông tin tem nhãn phụ tiếng Việt nào, khiến người tiêu dùng băn khoăn về chất lượng của sản phẩm này.
Dầu gội nội địa Muchcare của Trung Quốc, được nhân viên cửa hàng giới thiệu là Lengrinstory tự nhập về
Dầu gội nội địa Muchcare của Trung Quốc, được nhân viên cửa hàng giới thiệu là Lengrinstory tự nhập về
Son thuần chay AMUSE được bày bán tại Lengrinstory cũng không có tem nhãn phụ tiếng Việt
Son thuần chay AMUSE được bày bán tại Lengrinstory cũng không có tem nhãn phụ tiếng Việt

Thực phẩm chức năng cũng “trắng thông tin”!

Cùng với đó, nhiều mặt hàng là dung dịch vệ sinh phụ nữ, thực phẩm chức năng được bày bán tại Lengrinstory. Thế nhưng, vẫn còn những sản phẩm thiếu tem nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại đây. 

Cụ thể như, viên uống lúa non Nhật Barley của hãng dược phẩm Yamamoto Kanpoh có xuất xứ Nhật Bản, nhưng không hề có bất cứ thông tin tiếng Việt nào hướng dẫn sử dụng, hay công ty nhập khẩu và phân phối ở Việt Nam...

Sản phẩm
Sản phẩm viên uống lúa non Nhật Barley chỉ toàn tiếng nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt

Hay như sản phẩm Golden Cumin Star, cũng không có tem nhãn phụ tiếng Việt,  nhãn gốc toàn tiếng nước ngoài. Được biết, theo lời chia sẻ của nhân viên cửa hàng thì, đây là sản phẩm chức năng - hỗ trợ chức năng làm đẹp da, hỗ trợ người đau dạ dày, đến từ Hàn Quốc.

Trên bao bì của sản phẩm toàn tiếng nước ngoài nhưng lại không có bất cứ tem nhãn phụ tiếng Việt nào như quy định
Trên bao bì của sản phẩm toàn tiếng nước ngoài, không có bất cứ tem nhãn phụ tiếng Việt nào như quy định?

Nếu không nhờ sự tư vấn từ nhân viên cửa hàng thì, người tiêu dùng khó lòng biết được cách thức sử dụng của những sản phẩm này. 

Thêm một số hình ảnh thực phẩm chức năng không có tem nhãn phụ tiếng Việt tại Lengrinstory:

Ngoài ra, Lengrinstory cũng bày bán các mặt hàng như dụng cụ phụ trợ làm đẹp cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng tiếp tục rơi vào cảnh "trắng thông tin"...?

Hình ảnh một số mỹ phẩm được bày bán tại Lengrinstory là hàng ngoại nhập, nhưng không có tem nhãn phụ tiếng Việt:

Rõ ràng, mỹ phẩm hay thực phẩm chức năng - là những sản phẩm mà người tiêu dùng sử dụng trực tiếp, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nếu mua phải hàng dởm, hàng nhái, hàng kém chất lượng. 

Dư luận lại thêm một lần - đặt câu hỏi:

Tại sao, có những sản phẩm có tem nhãn phụ đầy đủ, nhưng lại có những sản phẩm không có tem nhãn phụ tiếng Việt theo đúng quy định?

Phải chăng, cách thức nhập khẩu hàng hoá, có sự khác nhau dẫn đến sự khác nhau này?

Quy định pháp luật đã rõ

Theo quy định của pháp luật về tem nhãn, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá, bao gồm 2 loại là nhãn gốc và nhãn phụ.

Nhãn gốc là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc, được gắn lên trên hàng hóa, hoặc bao bì thương phẩm, nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, ở đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam, cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Ngoài ra, theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính, trong lĩnh vực:

Sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, thì các hành vi kinh doanh hàng hóa không có nhãn; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc, nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc hoặc bị thay đổi;

Có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; gian lận về thời hạn sử dụng; hàng hóa đã quá hạn sử dụng… sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, sẽ được áp dụng kể cả trong trường hợp vi phạm lần đầu.

Quy định của pháp luật là vậy!

Nhưng thực tế, tại Lengrin Story đã và đang bày bán nhiều hàng hoá là mỹ phẩm nước ngoài vi phạm quy định về tem nhãn; khiến người tiêu dùng khó khăn khi tìm hiểu về sản phẩm, không rõ thành phần sản phẩm, công dụng ra sao, cách sử dụng như thế nào…

Đặc biệt, khi đây lại là những sản phẩm sử dụng trực tiếp lên da của phái đẹp, vì vậy, rất cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và thông tin sản phẩm để sử dụng cho đúng.

Đề nghị Cục Quản lý thị trường Hà Nội, các cơ quan liên quan vào cuộc xác minh, kiểm tra và xử lý những sai phạm (nếu có) tại cửa hàng mỹ phẩm Lengrinstory nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh, minh bạch thị trường.

Hồng Nhung - Phương Thảo