Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Đó là khái quát thông tin được đưa ra tại Diễn đàn hiệu trưởng các trường đại học Việt-Nga lần thứ hai, ngày 18/4.

Tham dự Diễn đàn có Hiệu trưởng của 60 trường đại học Việt Nam và Liên bang Nga
Tham dự Diễn đàn có Hiệu trưởng của 60 trường đại học Việt Nam và Liên bang Nga.

Diễn đàn có sự tham gia của Hiệu trưởng 60 trường đại học Việt Nam và Liên bang Nga, được tổ chức tại Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow mang tên Lomonosov. Tại diễn đàn,cCác đại biểu đã cùng nhau thảo luận và ký kết nhiều văn bản hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực khoa học và giáo dục.

Tham dự sự kiện cùng các thầy, cô giáo của các trường đại học 2 nước, có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Hoàng Minh Sơn; Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi; Chủ tịch Hiệp hội Hiệu trưởng các trường đại học Nga, Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow- Viktor Sadovnichy; Trưởng đoàn hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam-Hiệu trưởng Đại học Giao thông Vận tải, Nguyễn Ngọc Long.

Phó Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Chernyshenko nêu rõ, năm 2024 có một ý nghĩa quan trọng - tròn 30 năm 2 nước ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản về quan hệ hữu nghị. Phó Thủ tướng khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và những hiệu quả hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo giữa 2 nước Việt Nam- Liên bang Nga.

Gần 30 văn bản hợp tác đã được ký kết
Gần 30 văn bản hợp tác đã được ký kết

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky nêu rõ: Phát triển nguồn nhân lực trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước là một trong những nhiệm vụ mà các trường đại học hai nước cần đưa lên hàng đầu. Liên bang Nga coi Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Thời gian qua, Nga dành nhiều sự ưu tiên cho Việt Nam. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Hoàng Minh Sơn phát biểu nhấn mạnh, thời gian qua, các cơ sở giáo dục đại học của hai nước đều luôn quan tâm và chủ động triển khai nhiều hoạt động hợp tác nghiên cứu, trao đổi học thuật, trao đổi giảng viên và sinh viên.

Hiện nay, giữa các trường đại học Việt Nam và Liên bang Nga có hơn 100 thỏa thuận hợp tác. Tuy nhiên, sự hợp tác và giáo dục đào tạo giữa 2 nước cũng như sự hợp tác giữa các trường đại học vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, cần tiếp tục thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu tham dự Diễn đàn đã nghe Đại sứ Việt Nam tại Nga, Đặng Minh Khôi phát biểu. Đại sứ khẳng định, chính sách của hai nước trong phát triển giáo dục và đào tạo có sự tương đồng. Đầu tư và phát triển giáo dục là mục tiêu quan trọng trong sự phát triển của hai quốc gia.

Diễn đàn Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam - Liên bang Nga là cơ chế hết sức quan trọng để các cơ sở giáo dục đại học trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác, góp phần cụ thể hoá và triển khai hiệu quả hơn nữa các cam kết hợp tác về giáo dục và đào tạo đã ký kết.

Gần 15 bài tham luận trình bày tại Diễn đàn đều khẳng định hiệu quả của mối quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học và giáo dục. Các đại biểu cũng chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn để tiếp tục đẩy mạnh sự hợp tác giữa các trường đại học của Việt Nam và Nga trong thời gian tới.

Đặc biệt tại Diễn đàn, 30 văn bản hợp tác đã được ký kết giữa các trường đại học của hai nước. Đây là tiền đề quan trọng để đưa mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước lên một tầm cao mới.

PV/VOV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc
Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra, tạm giữ hàng trăm hộp kẹo có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán
Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính vừa chủ trì Hội nghị thảo luận về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân
Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất.

Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng
Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng

Trong tháng Tám, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất trên địa bàn.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.