Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn - Phạm Hoàng Tuấn phát biểu tại chương trình
Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn - Phạm Hoàng Tuấn phát biểu tại chương trình (Ảnh: Kim Huệ)

Đến hẹn lại lên, Lễ hội Đảo Dấu, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng được diễn ra thường niên vào mỗi dịp tháng 02 âm lịch. Đây là hoạt động gắn liền với tín ngưỡng tâm linh của người dân miền biển Đồ Sơn.

Các đại biểu tham dự chương trình
Các đại biểu tham dự chương trình (Ảnh: Kim Huệ)

Tham dự Lễ hội có lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng, lãnh đạo một số Sở, ban, ngành; các đồng chí lãnh đạo Quận ủy Đồ Sơn, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam các phường trong quận Đồ Sơn; ; các cơ quan thông tấn báo chí địa phương và trung ương; các đồng thầy, thanh đồng, cung văn, nghệ nhân, các đoàn diễn xướng tham gia liên hoan đến từ các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc cùng đông đảo Nhân dân và du khách.

Thông tin về Lễ hội Đảo Dấu - Đồ Sơn
Thông tin về Lễ hội Đảo Dấu - Đồ Sơn (Ảnh: Kim Huệ)

Năm 2024, Lễ hội Đảo Dấu Đồ Sơn diễn ra từ ngày 10/3 đến ngày 18/3 (tức từ ngày 01/02 đến ngày 09/02 âm lịch năm Giáp Thìn). Cùng với các nghi lễ truyền thống, lễ hội còn mang đến những hoạt động đặc sắc, đậm nét văn hóa dân tộc. Khác với lễ hội của nhiều vùng miền, lễ hội của Đồ Sơn bao giờ cũng gồm hai phần “phần Lễ và phần Hội”. Các nghi thức tế lễ được lãnh đạo Quận ủy Đồ Sơn và người dân địa phương coi trọng, chuẩn bị chỉn chu, đúng nghi thức từ xa xưa truyền lại. Hoạt động của phần Lễ gồm có: Lễ thượng cờ khai hội: Từ 08h00', ngày 10/3/2024 (ngày 01/02 năm Giáp Thìn); Lễ rước Đàn và Bày Đàn: Từ 08h00', ngày 11/3/2024 (ngày 02/02 năm Giáp Thìn); Lễ Phát tấu: Từ 16h00', ngày 18/3/2024 ( ngày 09/02 năm Giáp Thìn); Lễ dâng hương chính hội: Từ 23h05', ngày 18/3/2024 (đêm 09/02 năm Giáp Thìn)

Ngoài các nghi lễ mang chất riêng theo truyền thống tâm linh thì phần “Hội” cũng không kém sự hấp dẫn. Đặc biệt, đây là năm thứ 2 chương trình “Liên hoan diễn xướng hát văn và hát chầu văn mở rộng Đồ Sơn” được tổ chức với sự trông đợi, háo hức của người dân và du khách về với lễ hội.

Một số hình ảnh diễn ra tại lễ hội:

Giá Quan Trần Triều
Giá Quan Trần Triều
Nhân dân và du khách về dự lễ hội và kết hợp du lịch trải nghiệm tại đảo
Nhân dân và du khách về dự lễ hội và kết hợp du lịch trải nghiệm tại đảo
Lượng khách đổ về dự lễ hội đông đúc
Lượng khách đổ về dự lễ hội đông đúc
Thông điệp nhỏ, ý nghĩa lớn
Thông điệp nhỏ, ý nghĩa lớn

Được biết, chương trình do Nghệ nhân ưu tú Hoàng Gia Nhật (tức Hoàng Gia Bổn) - Thủ nhang Đền Long Sơn (Đền Cô Chín Suối Rồng, Đồ Sơn), Chủ nhiệm CLB Tín ngưỡng Thờ Mẫu Hải Phòng dàn dựng. Sân khấu ngoài trời được thiết kế công phu và độc đáo, với sự góp mặt của 9 nghệ nhân, thanh đồng từ các tỉnh, thành phố phía Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên...

Nghệ nhân ưu tú Hoàng Gia Nhật (Bổn) thực hiện các Giá hầu theo tín ngượng thờ Mẫu Tam Phủ
Nghệ nhân ưu tú Hoàng Gia Nhật (Bổn) thực hiện các Giá hầu theo tín ngượng thờ Mẫu Tam Phủ (Ảnh: Kim Huệ)
Điện chính
Điện chính
Người dân dâng hương tại điện
Người dân dâng hương tại điện

Chương trình “Liên hoan diễn xướng hát văn và hát chầu văn Đồ Sơn mở rộng” nhằm sân khấu hóa loại hình nghệ thuật diễn xướng hát văn và hát chầu văn đã được người Việt bảo tồn, gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ, trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu tại nhiều đền, phủ đạo Mẫu nói riêng và trong đời sống xã hội đương đại nói chung.

Ban Tổ chức Lễ hội Đảo Dáu năm 2024 quận Đồ Sơn cũng muốn thông qua các tiết mục diễn xướng sẽ góp phần mang lại cách nhìn đúng đắn nhất về những giá trị cốt lõi trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, hầu đồng, hầu thánh, ban tổ chức định hướng cho các nghệ nhân, thanh đồng trong quá trình biểu diễn không được phán truyền hoặc thực hiện các hành vi phản cảm, mê tín dị đoan, đặc biệt là hành động tung tiền để phát lộc cho khán giả; đồng thời phải giữ gìn được các bài bản hầu văn truyền thống mà ông cha ta đã dày công sáng tạo, lưu truyền lại.

Kim Huệ