Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Loạn hàng giả, nhái, hàng kém chất lượng trên mạng xã hội

Theo nhận định của cơ quan chức năng hoạt động buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường ngày càng diễn ra phức tạp, tinh vi.

Cuối năm luôn là khoảng thời gian nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Cũng trong dịp này, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng “bùng nổ” về cả số lượng và đa dạng sản phẩm. Tình trạng này khiến các cơ quan chức năng luôn phải tăng cường kiểm tra, giám sát đến từng địa phương, từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ lẻ và trên mạng xã hội…

Không chỉ sản xuất, buôn bán hàng lậu, gian lận thương mại theo phương thức “truyền thống”, hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng phương thức thương mại điện tử để buôn lậu, bán hàng giả... Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã đề xuất lãnh đạo triển khai kế hoạch tăng cường đấu tranh, phòng, chống các hành vi trên.

Loạn hàng giả, nhái, hàng kém chất lượng trên mạng xã hội - Hình 1

Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia phát biểu tại cuộc họp báo

Theo nhận định của ông Trần Hữu Linh Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường: “Tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi. Phương thức vận chuyển hàng lậu hàng cấm có sự thay đổi cung đường tuyến đường ngày càng tinh vi so với năm trước. Thay vì tập kết xe lớn số lượng lớn có hiện tượng vận chuyển bằng xe mô tô, xe khách, xuồng máy và các loại xe tải trọng nhẹ đưa từ biên giới về nội địa khiến lực lượng quản lý thị trường rất là vất vả để phát hiện và ngăn chặn.

Còn về vấn đề sản xuất hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ năm trước vẫn chưa có chuyển biến gì nhiều, tập trung nhiều ngành hàng nhưng chủ yếu là sản xuất giả ngay trong nội địa thứ hai do nhập lậu về ngày càng tinh vi. Việc sản xuất hàng giả từ mua nguyên liệu giá thấp trong thị trường, pha trộn không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tình trạng tự sản xuất tự in nhãn mác nhái thương hiệu còn khá phổ biến. Nhập lậu nước ngoài vẫn còn nhiều từ hàng quần áo, dày dép, đồng hồ, kính mắt, hàng tiêu dùng như Apple, Nike, Adidas, Gucci… rất là nhiều. Ngay cả việc bán hàng trên mạng internet, các website thương mại cũng rao bán, tiêu thụ tràn làn nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ” – ông Linh nhất mạnh.

Cũng theo ông Linh vấn đề an toàn thực phẩm luôn là chủ đề nóng, nhất là dịp cận tết, việc buôn bán vận chuyển gia súc gia cầm, bánh kẹo không nhãn mác không đảm bảo an toàn thực phẩm thường ở các khu chợ tạm, đông dân cư.

Ông Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết: “BCĐ 389 Quốc gia đã phối hợp với các bộ, ban, ngành từng địa phương để tăng cường chống vận chuyển, buôn bán hàng giả gian, hành vi lận thương mại trên cả nước. Đặc biệt ở các mặt hàng thuốc lá, đồ gia dụng, bách hóa tiêu dùng, pháo nổ, dược liệu… Các đối tượng lợi dụng đường mòn lối mở, địa hình phức tạp, sơ hở của lực lượng chức năng để hoạt động một cách tinh vi. Điều đó đã ảnh hưởng đến kinh doanh, sản xuất và người tiêu dùng. Tại đường biên giới giáp ranh các tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Trị, Đồng Tháp và An Giang tình hình buôn lậu diễn ra hết sức phức tạp, lực lượng chức năng cuối năm đã tăng cường thêm để đấu tranh. Cũng tại tuyến đường biển như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu... các đối tượng lợi dụng buôn bán xăng dầu lậu, động vật quý hiếm, thậm chí là ma túy (cocaine).

Loạn hàng giả, nhái, hàng kém chất lượng trên mạng xã hội - Hình 2

Tình trạng buôn lậu hàng mỹ phẩm còn diễn ra nhiều trên thị trường (Ảnh: Trang Nguyễn)

Còn theo ý kiến của đại diện của Ban chỉ đạo 389 của Bô Nông nghiệp pháp triển nông thôn – Nguyễn Xuân Thu cho biết: “BCĐ 389 của Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các tổng cục và có văn bản hướng dẫn đối với các sở NNPTNT đề nghị tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa trong các lĩnh vực về nông nghiệp. Đặc biệt trú trọng vào vấn đề toàn xã hội quan tâm như: hành vi tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ, hành vi tiêm tạp chất vào thực phẩm để gian lận thương mại, hành vi sản xuất bột có chứa chất cấm (thuốc chống mốc khi đưa vào bột gây ra yếu tố làm hại sức khỏe con người).

Kết quả công tác chống gian lận thương mại, hàng giả của Bộ trong năm qua đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với 85.450 đối tượng phát hiện 12.000 đối tượng có hành vi vi phạm, đã ban hành quyết định xử phạt hành chính, tổng số tiền là hơn 39 tỷ đồng. Trong đó thanh tra Bộ và tổng cục các cục, chi cục đã tiến hành hơn 140 cuộc gồm 48 cuộc thanh tra trong đó có 14 cuộc thanh tra phát hiện sai phạm đề nghị thu hồi 9,7 tỷ, ban hành 223 quyết định xử phạt hành chính với số tiền xử phạt là 89 tỷ.

Theo nhận định của các cơ quan chức năng tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi hơn từ việc thay đổi phương thức vận chuyển đến bán hàng. Hiện nay, để có thể dễ dàng qua mặt người tiêu dùng các đối tượng còn buôn bán trên mạng xã hội, mạng internet, các kênh thương mại điện tử. Vì vậy, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 xác định, đấu tranh với hành vi này là một trong những kế hoạch trọng tâm, trọng điểm trong năm 2019. Theo đó, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cùng các bộ, ban, ngành địa phương tiếp tục xây dựng các kế hoạch chuyên để triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến nhân dân không tiếp tay cho buôn lậu, tích cực tham gia tố giác tội phạm và chung tay với các lực lượng chức năng trong lĩnh vực này.

Kết quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các lực lượng chức năng:

Lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý 6.934 vụ việc; thu nộp NSNN đạt 200 tỷ 988 triệu đồng; khởi tố hình sự 1.000 vụ, 1.295 đối tượng.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện, xử lý 3.056 vụ việc vi phạm; thu nộp NSNN 46 tỷ 844 triệu đồng; khởi tố 856 vụ, 1004 đối tượng.

Lực lượng Cảnh sát biển phát hiện, xử lý 267 vụ vi phạm, tổng số tiền xử thu nộp ngân sách 122 tỷ 657 triệu đồng; khởi tố 61 vụ.

Lực lượng Hải quan thông qua hoạt động chống buôn lậu, thanh tra, kiểm tra sau thông quan đã phát hiện, xử lý 24.238 vụ việc vi phạm; thu nộp NSNN 2.807 tỷ 284 triệu đồng; khởi tố hình sự 62 vụ.

Lực lượng Thuế đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 87.248 doanh nghiệp; tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 16.438 tỷ đồng.

Lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý 80.949 vụ việc vi phạm; thu nộp NSNN đạt 490 tỷ 269 triệu đồng.

Các cơ quan Thanh tra chuyên ngành đã phát hiện, xử lý 288 vụ việc vi phạm; thu nộp NSNN 17 tỷ 462 triệu đồng.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.