Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Loạt dự án ở Đà Lạt xin kéo dài thời gian thực hiện, chuyển vốn sang 2024

Có khá nhiều lý do khiến hàng loạt dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng được xin kéo dài thời gian thực hiện, chuyển vốn sang năm 2024.

Quảng trường Lâm Viên, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Quảng trường Lâm Viên, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 20/2/2024, UBND Thành phố Đà Lạt báo cáo và đề xuất Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng danh mục dự án kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương. Theo đó, tổng kinh phí đề nghị chuyển nguồn là 3.632,642 triệu đồng.
Cụ thể, Dự án Quy hoạch phân khu Trung tâm Thành phố Đà Lạt (765 ha) do Phòng Quản lý đô thị Thành phố Đà Lạt làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2023 là 278,78 triệu đồng. Số vốn đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 là 278,78 triệu đồng.
Lý do, theo giải trình của UBND Thành phố Đà Lạt là trước đây việc thực hiện lập quy hoạch 765 ha áp dụng vẽ trên nền giải thửa theo quy hoạch sử dụng đất Qh681 (cũ) hình thành trên cơ sở dữ liệu các họa đồ lập năm 1997. Đối chiếu với Quyết định số 2199/QĐ-UBND ngày 9/11/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2023, thì bản đồ giải thửa đã được cập nhật phù hợp, đúng theo hiện trạng sử dụng của cá nhân, tổ chức.
Do đó, qua rà soát lập quy hoạch sử dụng đất mới vào nội dung đồ án quy hoạch 765ha thì phát sinh toàn bộ sai khác thửa đất và lệch các tim đường, nguyên nhân bắt nguồn giữa 2 nền giải thửa quy hoạch sử dụng đất có sự sai khác. Do vậy, việc lập đồ án quy hoạch cần phải đúng và phù hợp với tình hình sử dụng đất thực tế và phải chỉnh lý toàn bộ nội dung về đồ án quy hoạch. Bên cạnh đó, các định hướng điều chỉnh quy hoạch do UBND tỉnh Lâm Đồng thay đổi theo các thông báo kết luận như tạm dừng việc điều chỉnh ranh giới Đồi Cù, hủy bỏ các đường quy hoạch, mở rộng có liên quan, điều chỉnh các điểm nhấn, tầng cao, thay đổi một số chức năng của các dự án và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Dự án Quy hoạch chi tiết Khu công viên hồ lắng số 1, phường 8 và phường 9, Thành phố Đà Lạt (tỷ lệ 1/500) do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất Đà Lạt làm chủ đầu tư. Số vốn đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 là 187,364 triệu đồng. Lý do là chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch. Đây cũng là lý do khiến Dự án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu Quảng trường Lâm Viên 1/500, thành phố Đà Lạt phải kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 với số tiền 89,249 triệu đồng.
Trong khi đó, Dự án Nâng cấp, mở rộng đường Đinh Công Tráng, thành phố Đà Lạt vẫn đang chờ cấp có thẩm quyền thống nhất chủ trương phát sinh một số hạng mục công trình. Dự án Sửa chữa, mở rộng trụ sở làm việc Đảng ủy- Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể phường 2, thành phố Đà Lạt đang thực hiện gói thiết bị và hoàn thiện hồ sơ gói thầu thi công.
Dự án Khắc phục hậu quả sạt lở tại khu vực đầu đường Khe Sanh, phường 10, thành phố Đà Lạt đang vướng khiếu nại về thu hồi đất và bố trí tái định canh, định cư của một hộ dân. Dự án Hội trường Tổ Tự Tạo 1, phường 11, thành phố Đà Lạt đang đề xuất điều chỉnh lại quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật. Dự án Xây mới hội trường tổ dân phố 10, phường 3, thành phố Đà Lạt đang hoàn thiện một số hồ sơ pháp lý.

Hà Trần (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản hơn 350.000 tỷ đồng
Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản hơn 350.000 tỷ đồng

Bộ Tài chính vừa có báo cáo số 3768/BTC-QLCS về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ của doanh nghiệp bất động sản đến tháng 3/2024 là 350.876 tỷ đồng.

Yêu cầu Thanh tra Chính phủ đẩy nhanh tiến độ các cuộc thanh tra; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ việc sai phạm
Yêu cầu Thanh tra Chính phủ đẩy nhanh tiến độ các cuộc thanh tra; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ việc sai phạm

Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đẩy nhanh tiến độ các cuộc thanh tra theo kế hoạch năm 2024 và các cuộc thanh tra đột xuất được giao; sớm ban hành kết luận thanh tra theo quy định; yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ việc sai phạm đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán kết luận…

Chấn chỉnh các trung tâm đăng kiểm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt
Chấn chỉnh các trung tâm đăng kiểm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có Công văn yêu cầu các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới toàn quốc triển khai tiếp nhận thanh toán bằng các hình thức không dùng tiền mặt để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Nhiều “điểm nghẽn” khiến nông sản xuất khẩu vùng Tây Nguyên khó ra thị trường thế giới?
Nhiều “điểm nghẽn” khiến nông sản xuất khẩu vùng Tây Nguyên khó ra thị trường thế giới?

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Tuy nhiên, Tây Nguyên gặp nhiều "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách, khoa học công nghệ, quy mô sản xuất, chế biến nông sản, nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất và thiếu liên kết nội vùng để có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh khi đưa hàng hóa ra thị trường thế giới.

Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Yên Cường lấy nông nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế địa phương (bài 4)
Về xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Nam Định: Yên Cường lấy nông nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế địa phương (bài 4)

“Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền các cấp, địa phương đã hoàn thành và cán đích các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu”, ông Trịnh Xuân Hiền, Chủ tịch UBND xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định nói.

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lớn nhất Bắc Giang bị phạt 320 triệu đồng
Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lớn nhất Bắc Giang bị phạt 320 triệu đồng

Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bền vững Evergreen Bắc Giang bị phạt 320 triệu đồng do đã vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải khi không có giấy phép môi trường theo quy định.