Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mạnh tay xử lý, Bộ TT&TT có dẹp được “vấn nạn” SIM rác?

Những năm qua, Bộ TT&TT đã đồng loạt thanh tra, mạnh tay xử lý, tuy nhiên, hiện nay các loại SIM điện thoại đã được kích hoạt sẵn bằng tài khoản ảo (hay còn gọi là SIM rác) vẫn được rao bán công khai trên thị trường. Chỉ cần người mua có nhu cầu, ngay lập tức các cửa hàng, đại lý kinh doanh SIM – thẻ sẵn sàng đáp ứng, kể cả với số lượng lớn.

Bộ quyết liệt xử lý

Tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước của Bộ TT&TT ngày 6/3/2019, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo Cục Viễn thông và các nhà mạng cần quyết liệt xử lý SIM rác, phải có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng SIM rác trong tháng 3/2019, kiên quyết không để tình trạng này kéo dài.

Ngày 5/7/2019, tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã ghi nhận 21.888 lượt phản ánh tin nhắn rác, giảm 48,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng phản ánh với Vinaphone là 5.055 lượt (chiếm 23,1%), MobiFone là 2.921 lượt (chiếm 13,3%), Viettel là 2.819 lượt (chiếm 12,9%) và Vietnamobile là 935 lượt (chiếm 4,3%).

SIM rác vẫn bày bán công khai trên thị trường.SIM rác vẫn bày bán công khai trên thị trường.

Cuối tháng 7/2019, Bộ TT&TT cũng đã yêu cầu các đơn vị liên quan cần chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông rà soát, thu hồi SIM rác (SIM đăng ký thuê bao không đúng quy định).

Đến cuối tháng 9/2019, Bộ TT&TT vừa có văn bản chỉ đạo các Sở TT&TT 63 tỉnh, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương, công an, lực lượng quản lý thị trường tiến hành thanh tra các doanh nghiệp viễn thông di động, tổ chức, cá nhân, cửa hàng, đại lý phân phối, bán SIM điện thoại trái pháp luật trên địa bàn từ tháng 10/2019.

Bên cạnh đó, các nhà mạng cũng đồng loạt triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác, trong đó có việc khóa dịch vụ, thu hồi gần 20 triệu SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối (SIM rác). Mặc dù các giải pháp đó đã góp phần giảm đáng kể tin nhắn rác, nhưng qua theo dõi thấy tin nhắn rác vẫn tồn tại khá phổ biến và có chiều hướng ngày càng tinh vi, phức tạp.

Các nhà mạng có thực sự quyết liệt?

Năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2017/NĐ-CP nhằm thắt chặt quản lý thuê bao di động trả trước, loại bỏ tình trạng SIM rác, SIM ảo. Bộ TT&TT đã yêu cầu các nhà mạng viễn thông thực hiện việc cập nhật thông tin và ảnh chân dung của các chủ thuê bao di động trong nước trước ngày 24/4/2018.

Theo đó, trong năm 2018 các nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone đều yêu cầu các chủ thuê bao hoàn thành việc bổ sung thông tin, CMT và ảnh chân dung để cập nhật lên hệ thống trong tháng 4/2018. Nếu không thực hiện sẽ bị khóa hoàn toàn sau một tháng.

Chỉ cần vào công cụ google, gõ từ khóa Chỉ cần vào công cụ google, gõ từ khóa "sim giá rẻ" sẽ hiện lên hàng nghìn đầu mối chuyên cung cấp các loại SIM rác.

Thế nhưng, một điều đáng lưu tâm là khi Nghị định số 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực, thì các nhà mạng phải có trách nhiệm dẹp bỏ hoàn toàn các đại lý không có uỷ quyền đang bán SIM chui, SIM rác. Tuy nhiên, đến nay quy định này dường như vẫn chưa được các nhà mạng thực hiện triệt để… cho tới nay Bộ TT & TT mạnh tay thanh tra, nhưng lượng SIM rác vẫn “ồ ạt” được đưa ra thị trường.

Theo khảo sát của PV, tại các tuyến phố chuyên kinh doanh SIM – thẻ trên địa bàn TP. Hà Nội như: Minh Khai, Trương Định, đường Láng, Kim Ngưu, Thái Hà, Kim Mã, Cầu Giấy… hoạt động mua bán SIM rác của các nhà mạng VinaPhone, Viettel, MobiFone… vẫn diễn ra rầm rộ. Bất cứ ai có nhu cầu cũng có thể mua được loại SIM rác này mà không cần phải làm bất cứ thủ tục nào. Với các loại SIM này, chỉ cần nạp tiền 20.000 đồng vào thì SIM kích hoạt, nghe, gọi, nhắn tin thoải mái theo ý muốn. Thậm chí, có thể đăng ký tin nhắn để sử dụng dịch vụ 3G, 4G…

Ngoài các cửa hàng bày bán trực tiếp, thì hoạt động buôn bán SIM rác trên các trang mạng cũng không kém phần sôi động. Người mua chỉ cần mở Google gõ cụm từ “SIM rác giá rẻ” là sẽ có ngay vài nghìn địa chỉ hiện lên, với những lời mời chào vô cùng ưu đãi, giá rẻ bất ngờ… Hay các trang Fanpage “SIM rác cực rẻ 5k 1 sim”, “SIM giá rẻ” có hàng nghìn lượt like, chia sẻ còn công khai Livestream để bán hàng…

Chỉ cần vào công cụ google, gõ từ khóa Các loại SIM rác, giá rẻ của nhiều nhà mạng vẫn công khai bày bán trên thị trường.

Theo tìm hiểu của PV, các cửa hàng bán SIM không chính chủ vẫn tràn lan, công khai với mức giá siêu rẻ, từ 5.000 - 20.000 đồng/chiếc, tùy theo thời hạn. Vào một cửa hàng bán SIM tại Cầu Diễn (Hà Nội), PV được chủ cửa hàng giới thiệu “Cửa hàng có đủ các nhà mạng, giá 12.000 đồng thì có thời hạn không kích hoạt 2 tháng. Còn từ 13.000 - 20.000 đồng là những SIM để được 5 tháng.

Có thể tạo tài khoản Facebook, zalo bán hàng hoặc tạo tài khoản chơi game, đăng ký 3G. Toàn bộ SIM đã được cửa hàng đăng ký, khi kích hoạt tài khoản SIM chỉ là 0 đồng, muốn thời hạn sử dụng kéo dài chỉ cần nạp tiền, gọi và nhắn tin”.

Có lẽ, việc lấy số lượng thuê bao làm số đo thành tích và kết quả kinh doanh nên các doanh nghiệp viễn thông tìm mọi cách để tăng số lượng thuê bao. Vì vậy, khiến thị trường SIM rác ngày càng khó xử lý, không biết tình trạng SIM rác tới bao giờ mới được giải quyết triệt để.

Xử lý người đứng đầu nhà mạng nếu để sim rác “hoành hành”

Cụ thể, tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước (tháng 4/2019), Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, cần siết chặt hơn nữa các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề sim "rác". Nước ta vẫn còn tồn tại hơn 20 triệu sim "rác". Đây là vấn đề gây đau đầu cả ngành viễn thông.

Bộ TT&TT đã ra văn bản về trách nhiệm của Chủ tịch và Tổng giám đốc các doanh nghiệp viễn thông đối với vấn đề sim "rác". Cục Viễn thông và Thanh tra Bộ khi phát hiện việc bày bán sim "rác" sẽ nhắc nhở lãnh đạo các doanh nghiệp viễn thông. Đến lần vi phạm thứ 3, Bộ sẽ gửi báo cáo lên Thủ tướng để xử lý hành chính.

Diễm Lệ

Bài liên quan

Tin mới

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng đưa ra cho năm 2024 ở mức 10.600 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện của 2023.

Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024
Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024

Sáng 27/4, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn tổ chức lễ khai mạc Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn - Cúp Thabrew Silver Beer năm 2024.

Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao
Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan
Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan

Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vào chiều 26/4 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Dự hội nghị có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; ông Phạm Việt Hùng, Tân Đại sứ Vệt Nam tại Thái Lan.