Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mập mờ trong tên gọi trường quốc tế

Chữ “quốc tế” được gắn khá phổ biến ở nhiều trường tư thục trên cả nước. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định, tiêu chuẩn thế nào là trường quốc tế, song vẫn có nhiều trường tự gắn mác quốc tế nhằm thu hút học sinh và thu học phí cao.

Trong cuộc họp báo về vụ học sinh trường quốc tế Gateway (Cầu Giấy) tử vong nghi bị bỏ quên trên xe đưa đón, ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy khẳng định, trên địa bàn quận không có trường nào có tên quốc tế hay được công nhận quốc tế, nếu có là do các trường tự gắn mác vào.

Theo ông Anh, mục đích có thể để quảng cáo, thu hút tuyển sinh. Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện có một số trường có yếu tố nước ngoài (như có người nước ngoài đầu tư) chứ không có trường quốc tế.

Thực tế, Gateway không phải là trường duy nhất gắn chữ “quốc tế” vào tên của trường, mà trên địa bàn TP. Hà Nội còn rất nhiều trường có tên và cách làm như vậy.

Cũng bởi "mác" quốc tế này, mà không ít phụ huynh sẵn sàng chi cả chục triệu đồng mỗi tháng để con trở thành “học sinh quốc tế”. Nhưng trong các văn bản pháp luật không hề có bất cứ loại hình trường nào là trường quốc tế, Luật Giáo dục cũng không có quy định trường đảm bảo những yếu tố nào, cấp bằng ra sao là trường quốc tế.

Mập mờ trong tên gọi trường quốc tế - Hình 1

Trường Tiểu học Gateway tự gắn mác thành Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway

Lãnh đạo Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT), cũng thừa nhận, hiện vẫn chưa có quy định nào về tên gọi trường “quốc tế”. Đồng thời, cũng chưa có căn cứ pháp lý để khẳng định việc các trường tự xưng là trường “quốc tế” có vi phạm hay không.

Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ Lê Hồng Vũ cho biết, theo nguyên tắc, những trường có yếu tố đầu tư nước ngoài phải đặt tên tiếng Việt, tên tiếng Anh chỉ được phép đứng bên cạnh trong dấu ngoặc. Ở quận Tây Hồ có một số trường ban đầu xin cấp phép cũng để tên tiếng Anh, nhưng đơn vị đề nghị chỉ được đứng tên tiếng Việt cho đúng với quy định.

“Hiện nay một số trường đang đánh vào tâm lý sính ngoại nên có xu hướng lấy tên nước ngoài để thu hút phụ huynh và “đẻ” ra nhiều chương trình gắn nhãn đào tạo, công dân toàn cầu… Nếu không đúng bản chất là trường quốc tế mà dán nhãn quốc tế thì cái sai đó thuộc về trường và có trách nhiệm của các cấp quản lý” – ông Vũ nhấn mạnh.

Theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, tiêu chuẩn của thế giới về trường quốc tế gồm 3 tiêu chí: Trường phải có cơ sở ở nhiều quốc gia khác nhau; phải sử dụng các ngôn ngữ quốc tế phổ biến như tiếng Anh, không sử dụng tiếng bản địa; phải đào tạo theo chương trình được nhiều nước công nhận, có thể học lên lớp cao hơn, hoặc thi vào đại học quốc tế.

Ông Khuyến cho rằng, hiện nay chỉ có một số ngôi trường đặc biệt được mở ra vì mục đích ngoại giao mới thực sự được công nhận là trường quốc tế. Tuy nhiên, có không ít trường hiện nay đang gắn mác “quốc tế” để đánh lừa xã hội và nhằm xây dựng thương hiệu.

Những ngày gần đây, việc trường quốc tế “thật” hay “giả” được đưa ra khi trường Gateway xảy ra sự cố nghiêm trọng dẫn đến chết người. Điều đáng nói là hàng năm, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT đều có các đợt kiểm tra các trường trên địa bàn. Hay ngay khi trường xin cấp phép thành lập, việc đặt tên cũng phải được kiểm soát. Câu hỏi đặt ra là, liệu có sự buông lỏng trong công tác quản lý, để nhiều trường lợi dụng danh xưng quốc tế, thu hút học sinh, tăng học phí hay không?

Gateway được giới thiệu là trường học theo mô hình chuẩn Hoa Kỳ, được trang bị trang thiết bị tối tân, hiện đại bậc nhất. Tại Gateway, học sinh được học song ngữ ngay từ bậc tiểu học. Các chương trình học bằng tiếng Việt như môn Văn - tiếng Việt, giáo dục lối sống, phát triển cá nhân của trường được giảng dạy theo phương pháp hiện đại.

Trên trang web của Gateway, học phí bậc tiểu học năm học 2019-2020 được niêm yết là 117.700.000 đồng/năm chưa bao gồm phí học liệu, tiền ăn, xe buýt và phí trông muộn.

Anh Hà Duy Cường (phụ huynh có con học lớp 1 tại Trường Gateway) cho biết, vì bạn bè và người thân từng có con học ở đây nên anh tin tưởng lựa chọn, hơn nữa anh cũng tìm hiểu rất kỹ trước khi quyết định nộp hồ sơ cho con vào trường này.

Hằng Vương(t/h) 

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.