Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mất cân đối nguồn vốn đầu tư công tại Hải Phòng

Việc bố trí vốn cho TP. Hải Phòng bị khống chế bởi kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nên xảy ra tình trạng công trình, dự án chờ tiền, nguồn vốn cấp không đáp ứng được tiến độ cam kết, nhất là với các hiệp định tài trợ vốn của nước ngoài.

Mất cân đối nguồn vốn đầu tư công tại Hải Phòng - Hình 1

Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, TP. Hải Phòng. Ảnh: VOV

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hải Phòng có 70 dự án được bố trí vốn ngân sách Trung ương từ năm 2017 trở về trước nhưng hiện còn thiếu tới 12.745 tỷ đồng để hoàn thành.

Cụ thể, 53 dự án sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu với tổng mức đầu tư 20.701 tỷ đồng, nhưng lũy kế vốn đã bố trí đến hết năm 2017 mới được 8.924 tỷ đồng, còn thiếu 11.777 tỷ đồng. 17 dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ có tổng mức đầu tư 3.355 tỷ đồng, mới bố trí được 2.657 tỷ đồng, thiếu 698 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo kế hoạch vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương 5 năm 2016- 2020 giao Hải Phòng được 3.854 tỷ đồng; 3 năm 2016- 2018 đã giao là 1.620 tỷ đồng. Kế hoạch vốn trung hạn còn lại chưa giao kế hoạch hằng năm là 2.233 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu giao đủ kế hoạch cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30,89% nhu cầu vốn còn thiếu nêu trên (12.745 tỷ đồng).

Nguồn vốn nước ngoài (ODA) được bố trí những năm gần đây cũng thiếu nhiều. Hải Phòng hiện có 4 dự án sử dụng vốn ODA được giao kế hoạch vốn trung hạn 2016- 2020 (vốn cấp phát từ ngân sách Trung ương) nhưng còn thiếu tới 2.404 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hải Phòng còn có một số dự án nữa cần được bố trí vốn để thực hiện. Đó là dự án đường bộ ven biển được Chính phủ phân bổ 800 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để giải phóng mặt bằng. Hiện các địa phương liên quan hoàn tất các công việc kiểm đếm, lên phương án và phê duyệt, chỉ còn chờ tiền trong khi các bước thủ tục cấp vốn lại bị kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ dự án.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca
Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca

Cùng với phát động thi đua lao động, sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh quan tâm tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao ý nghĩa, tạo sân chơi lành mạnh giúp người lao động (NLĐ), rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực khi tan ca, gắn kết cùng nhau.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.