Thương mại điện tử tại Việt Nam đang nhận được sự quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp lớn trong nước mà còn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Các trở ngại thường thấy như thanh toán, giao nhận phần nào được giải quyết. Tuy nhiên lượng giao dịch trực tuyến vẫn chưa cao, nhiều khó khăn xảy đến với TMĐT Việt Nam.

Một trong những thành công quyết định của TMĐT là thanh toán trực tuyến, thanh toán trực tuyến rất quan trọng trong thương mại điện tử, quyết định sự lớn mạnh của loại hình thương mại này. Thế nhưng hiện nay, hoạt động mua bán trực tuyến nói chung và thanh toán online nói riêng ở Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại khó khăn do tâm lý thiếu tin tưởng của người tiêu dùng.

TMĐT cần có sức bật hơn nữaTMĐT cần có sức bật hơn nữa

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, thương mại điện tử Việt Nam thực sự tắc ở khâu thanh toán online. Cũng bởi vì cơ sở hạ tầngdùng để thanh toán thẻ còn nhiều hạn chế và rủi ro. Người dân ngại dùng thẻ vì an tâm về chất lượng hàng hóa online do đã quen với cách nhìn tận mắt, sờ tận tay trước khi mua về. Cảm giác sợ bị lừa, thông tin không đầy đủ hoặc có nhiều rủi ro khi thanh toán online.

Bởi khi hình thức thương mại trực tuyến phát triển, đi kèm những tiện lợi mà nó mang lại thì không kém những bất cập. Không chỉ khó khăn cho người mua hàng khi xem xét, lựa chọn sản phẩm trước khi mua, điều khiến nhiều người e sợ hình thức này là vì khả năng bị lợi dụng lừa đảo rất cao.

Chiêu lừa đảo phổ biến nhất là việc yêu cầu người mua hàng chuyển tiền trước rồi mới nhận hàng sau để lấy tiền của khách hàng. Tinh vi hơn nữa là kiểu lừa đảo “hai mang”, lợi dụng các shop bán hàng thật để chiếm đoạt tài sản, mạo danh khách đặt hàng đến cửa hàng nhận đồ và biến mất… và còn muôn kiểu lừa đảo khác nữa đang diễn ra khiến người mua ngày càng cảnh giác và giảm niềm tin với hình thức bán hàng online nói riêng, từ đó lan rộng ra với thương mại điện tử.

Chính vì vậy, để hiểu được tầm quan trọng của sự phát triển lĩnh vực TMĐT, chương trình phát triển Thương mại điện tử Quốc gia cũng tiếp tục tập trung thực hiện: Nghiên cứu và xây dựng mô hình thanh toán TMĐT; xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến; xây dựng hệ thống giám sát và quản lý hoạt động Thương mại điện tử trên môi trường trực tuyến; xây dựng giải pháp đào tạo trực tuyến về thương mại điện tử; nghiên cứu giải pháp thẻ thanh toán… hiện nay, nhiều sàn TMĐT đang áp dụng chính sách phương án COD (Cash On Delivery), nghĩa là nhận hàng rồi mới thanh toán mà không thu thêm bất kỳ khoản phí nào.

Tương tự như vậy với vấn đề giao hàng, cứ cho là việc giao hàng đi các vùng ngoại thành và ngoại tỉnh khó khăn đi, nhưng thực chất sức mua ở các vùng đó chưa lớn, lượng người mua hàng vẫn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM. Và tại những nơi này, lượng nhân lực sẵn sàng cho việc giao hàng rất lớn, từ các công ty giao hàng như Giaohangnhanh, VNPTPost, ViettelPost, Tinthanh, VNExpress,… đến các đội ngũ tự tổ chức, tự thuê như xe ôm, nhân viên chuyên trách giao nhận luôn sẵn sàng giao hàng đi nhanh nhất có thể. Điều này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp các địa phương tận dụng tối đa những lợi ích mà TMĐT đem lại trong việc quảng bá sản phẩm, định vị thương hiệu, kết nối khách hàng và tìm kiếm thị trường để mở rộng mạng lưới kinh doanh.

 Nguyên An