Bệnh mề đay cholinergic là gì?
Mề đay cholinergic là một dạng biến thể của mề đay thường xuất hiện ở những người có nhiệt độ cơ thể quá nóng hoặc đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng này có đặc điểm như sau:
Các nốt phát ban xuất hiện nhanh chóng, thường trong vòng vài phút khi đổ mồ hôi, và có thể kéo dài từ 30 phút đến một giờ hoặc hơn trước khi biến mất. Thời lượng trung bình là khoảng 80 phút.
Cảm giác ngứa, rát, nóng trước khi bắt đầu xuất hiện nhiều đốm đỏ xung quanh.
Phát ban có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng nổi nhiều hơn ở thân trên và cánh tay. Đôi khi, các mẩn đỏ mọc dày và liên kết với nhau tạo thành một vết sưng lớn.
Những người bệnh bị nặng hơn có thể gặp các triệu chứng toàn thân như nhức đầu, tiết nước bọt, đánh trống ngực, ngất xỉu, khó thở, thở khò khè, đau quặn bụng và tiêu chảy.
Trường hợp hiếm nổi mề đay cholinergic có thể có các phản ứng nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ.
Tương tự giống các loại mề đay khác, mề đay cholinergic không quá nguy hiểm đến tính mạng (trừ trường hợp có xuất hiện phù mạch ở thanh quản) nhưng lại gây ngứa ngáy khó chịu, bất tiện trong cuộc sống người bệnh.
Nguyên nhân gây nổi mề đay cholinergic
Mề đay cholinergic là bệnh da liễu do người bệnh phản ứng quá mẫn với các kích thích bên ngoài, dẫn đến kích hoạt acetylcholin (chất trung gian thúc đẩy tế bào mast làm tăng giải phóng histamin). Tác nhân dẫn đến sự quá mẫn này là do nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến đổ mồ hôi gây phát ban. Các yếu tố kích hoạt phổ biến cụ thể gồm: Tập thể dục, tắm nước nóng, xông hơi, nhiệt độ cao, tức giận, ăn thức ăn cay…
Những người có nhiều nguy cơ cao bị nổi mề đay cholinergic bao gồm:
Những người đã bị nổi mề đay mãn tính.
Người bị bệnh liên quan đến miễn dịch như hen suyễn, viêm mũi, viêm da cơ địa (chàm).
Tình trạng này xảy ra ở cả nam và nữ nhưng phổ biến hơn ở nam giới. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở những người từ 10 đến 30 tuổi, sau đó tồn tại trong một thời gian khoảng vài năm và giảm nhẹ dần dần, nhiều trường hợp có thể khỏi hoàn toàn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh mề đay cholinergic
Người bệnh mề đay cholinergic thường có cơ địa dị ứng nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại lai, dẫn đến tái phát thường xuyên. Chẳng hạn:
Nhiệt độ theo mùa
Theo các bác sĩ, có 2 yếu tố để khởi phát mề đay cholinergic theo mùa, bao gồm: nhiệt gây ra bởi sự kích thích acetylcholin và sự giảm nhiệt độ môi trường xung quanh. Thực tế, một số người cho biết họ chỉ thấy các triệu chứng nổi mề đay cholinergic vào mùa đông khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc vận động mạnh.
Thân nhiệt
Trong nổi mề đay cholinergic, nhiệt độ của bề mặt da hay nhiệt độ trung bình của da không phải là yếu tố kích hoạt triệu chứng xảy ra, mà sự tăng hoặc giảm nhiệt độ trung bình của cơ thể mới là “thủ phạm” cho các vấn đề.
Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đếndị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa sẽ có nguy cơ bị mề đay cholinergic cao hơn.
Cách chữa mề đay cholinergic
Cũng giống các loại mề đay khác, điều quan trọng nhất khi chữa bệnh mề đay cholinergic là tránh các yếu tố làm nặng hoặc kích hoạt triệu chứng xảy ra. Bên cạnh đó, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, cũng như nắm rõ về bệnh là những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị.
Ngoài các yếu tố bên ngoài, người bị mề đay cholinergic có thể sử dụng thuốc, bao gồm:
Thuốc chống dị ứng: (kháng histamin) dùng để giảm ngứa và kiểm soát các triệu chứng dị ứng. Đây là nhóm thuốc được dùng chính trong điều trị mề đay cholinergic. Thuốc hoạt động theo cơ chế cạnh tranh với histamin trong cơ thể tại thụ thể tương ứng giúp cải thiện các triệu chứng viêm, ngứa và mẩn đỏ.
Thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi steroid, nhóm thuốc này có chứa thành phần chính là steroid, giúp giảm ngứa nhanh, chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc sẽ không được dùng để điều trị bệnh mề đay mạn tính tự phát.
Phụ Bì Khang – Giải pháp hỗ trợ kiểm soát mề đay cholinergic hiệu quả
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến bệnh mề đay cholinergic. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây bệnh mề đay nói chung và mề đay cholinergic nói riêng là do sự suy giảm các chức năng gan, thận, năng lượng tế bào và hệ miễn dịch trong cơ thể. Vì vậy, để cải thiện và phòng ngừa mề đay cholinergic là tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao chức năng gan, thận.
Thực tế, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, ngoài thuốc chống dị ứng, người bị mề đay cần dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để điều tiết công năng miễn dịch cho cơ thể. Có như vậy, bệnh mề đay dị ứng mới được điều trị triệt để và không bị tái phát trở lại. Và Phụ Bì Khang là sản phẩm đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao giải quyết được các yếu tố trên.
Phụ Bì Khang có thành phần chính từ Cao gan, cao nhàu, L – carnitine fumarate. Nghiên cứu cho thấy:
Cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Ngoài ra, Cao gan còn chứa nhiều sắt, protein, vitamin giúp bảo vệ tế bào gan, rất tốt cho những người uống nhiều thuốc trong thời gian dài.
Cao nhàu giúp thanh nhiệt, giải độc, phục hồi các tế bào bị tổn thương, tăng khả năng thải độc cho thận.
L – carnitine fumarate là 1 acid amin có trong sản phẩm khi phối hợp với Cao gan, Cao nhàu giúp bảo vệ tế bào, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Nhờ tác động toàn diện đến các chức năng trong cơ thể, Phụ Bì Khang giúp giảm mề đay cholinergic dần dần và ngăn chặn tái phát.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách trị nổi mề đay cholinergic. Bạn đừng quên uống thêm Phụ Bì Khang để giúp làm sạch mề đay, dịu ngay mẩn ngứa bạn nhé!
Thu Hoài
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc!
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!