THCL Cơ quan thanh tra của Bộ Tài chính vừa hoàn tất kết luận đợt thanh, kiểm tra chống chuyển giá tại Công ty Metro Việt Nam. Sau 2 tháng thanh tra, ngành tài chính đã phát hiện nhiều vi phạm tại doanh nghiệp, yêu cầu xử lý, truy thu nộp vào ngân sách Nhà nước 507 tỷ đồng.
Sau khi xác định lại số lỗ thực của doanh nghiệp, kết luận thanh tra yêu cầu Metro nộp vào ngân sách nhiều khoản, trong đó có tiền giảm lỗ, truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng (VAT), giảm khấu trừ thuế VAT...
Vi phạm đáng chú ý nhất, theo một lãnh đạo Tổng Cục Thuế là hành vi chuyển giá thông qua giao dịch liên kết với công ty mẹ tại Đức. Tổng số lỗ bất hợp lý mà Metro buộc phải giảm sau thanh tra là 335 tỷ đồng.
Lý giải về con số chuyển giá trên, chuyên gia Tổng cục Thuế cho hay, Metro Việt Nam và công ty mẹ, Metro tại Đức có ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu ngay từ khi mới đầu tư ở Việt Nam. Hàng năm, Metro Việt Nam phải trả cho công ty mẹ ở Đức một khoản tiền khá lớn.
Tính từ năm 2006-2013, khoản tiền này lên tới 731 tỷ đồng. Tuy nhiên, 3 năm đầu, Metro không đăng ký với Bộ Thương mại theo quy định của Nghị định 35 nên khoản tiền trả cho bên Đức ở giai đoạn này không được chấp nhận là chi phí được trừ khi tính thuế.
Nhờ "gửi giá" ở công ty mẹ trong các đợt thanh toán tiền bản quyền thương hiệu, Metro có khoản lỗ chênh lệch bất hợp lý là 245 tỷ đồng. Theo quy định của Luật thanh tra, thanh tra giá chuyển nhượng chỉ được thực hiện trong vòng 5 năm trở lại. Do vậy, khoản lỗ trên liên quan giai đoạn năm 2009 trở về trước, tức quá 5 năm, nên Metro chỉ phải tự điều chỉnh lại kết quả kinh doanh, tức phải giảm 245 tỷ đồng trên trong sổ sách.
Nhờ đó, kết quả kinh doanh đến năm 2011 của hãng bán lẻ này đã chuyển từ lỗ triền miền sang cân bằng và có lãi. Trước đó, theo khai báo của hãng này, từ năm 2007-2012, đã phải chịu lỗ luỹ kế tới 598 tỷ đồng.
Nhờ "gửi giá" ở công ty mẹ trong các đợt thanh toán tiền bản quyền thương hiệu, Metro có khoản lỗ chênh lệch bất hợp lý là 245 tỷ đồng. Theo quy định của Luật thanh tra, thanh tra giá chuyển nhượng chỉ được thực hiện trong vòng 5 năm trở lại. Do vậy, khoản lỗ trên liên quan giai đoạn năm 2009 trở về trước, tức quá 5 năm, nên Metro chỉ phải tự điều chỉnh lại kết quả kinh doanh, tức phải giảm 245 tỷ đồng trên trong sổ sách.
Nhờ đó, kết quả kinh doanh đến năm 2011 của hãng bán lẻ này đã chuyển từ lỗ triền miền sang cân bằng và có lãi. Trước đó, theo khai báo của hãng này, từ năm 2007-2012, đã phải chịu lỗ luỹ kế tới 598 tỷ đồng.
Ngoài ra, đoàn thanh tra phát hiện Metro đã trích khấu hao tài sản quá cao, trích dự phòng bất hợp lý dẫn tới khoản lỗ 90 tỷ đồng. Khoản tiền này sẽ buộc phải giảm trong kết quả hạch toán với cơ quan thuế.
Theo đó, sau khi cân bằng tài chính, đến năm 2012-2013, Metro lại phát sinh khoản lỗ lên tới 380 tỷ đồng. Sau khi giảm 90 tỷ đồng khoản lỗ chuyển giá trên, con số cuối cùng về tài chính Tập đoàn này vẫn là lỗ 290 tỷ đồng. Năm 2014 do chưa có đủ dữ liệu nên đoàn thanh tra chưa thanh tra thuế.
Metro hoạt động tại Việt Nam từ năm 2002 với số vốn đầu tư ban đầu là 78 triệu USD. Sau 12 năm, doanh thu tại Việt Nam tăng gấp 24 lần nhưng doanh nghiệp liên tục báo lỗ, với lý do doanh thu chưa bù đắp được giá vốn hàng mua và chi phí bỏ ra. Theo cơ quan thuế, Metro chưa từng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, và chỉ báo lãi duy nhất năm 2010 (116 tỷ đồng).
Đến tháng 8/2014, Tập đoàn Metro bất ngờ thông báo kế hoạch bán lại Metro Việt Nam của Thái Lan với giá 800 triệu USD. Tuy nhiên đến nay, thương vụ vẫn chưa ngã ngũ.
Ngoài Metro, cuối năm 2014, cơ quan thuế cũng cho biết sẽ tiến hành thanh tra một loạt các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá.
H.M (Tổng hợp)