Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mở lối thoát cho doanh nghiệp vượt khó khăn

Mở lối thoát cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn - là một trong những đề xuất của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận sáng 13/6 về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020.

Các đại biểu đánh giá, những tháng đầu năm nay, thế giới có nhiều xung đột và khó khăn, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với chủ trương đúng đắn của Đảng, quyết tâm của Chính phủ với mục tiêu bứt phá thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cuối nhiệm kỳ 2016-2020, sự đồng lòng của toàn dân, nước ta đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Một số lĩnh vực tạo được niềm tin và dấu ấn trong lòng dân, đó là Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương chỉ đạo trợ cấp đúng thời gian, đúng đối tượng. Ngành điện lực giảm giá điện cho toàn dân và doanh nghiệp. 

Hệ thống ngân hàng, khi có thông tin về dịch COVID-19 đã chủ động chỉ đạo các đơn vị tham mưu khẩn trương nắm bắt, dự báo tình hình, đề xuất giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời làm việc trực tiếp với các tổ chức tín dụng để rà soát, đánh giá mức độ gây hại của dịch, xây dựng các kịch bản hành động và chương trình cụ thể, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo thanh khoản trong nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã đi vào sát lòng dân, thực hiện cho vay xóa đói, giảm nghèo. 

Tuy nhiên, một số đại biểu bày tỏ băn khoăn về tình trạng nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, thua lỗ, nợ nần tăng cao sau dịch COVID-19, kéo theo nhiều lao động mất việc làm, thất nghiệp, nguồn thu của quốc gia giảm sút nghiêm trọng, hậu quả để lại cho hệ thống ngân hàng tăng nợ xấu.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, để có sự đồng nhất, tạo đà bứt phá, đưa nền kinh tế phát triển bền vững, cùng với thực hiện “không để ai bị bỏ lại phía sau,” Chính phủ cũng cần có chủ trương “không để tỉnh nào ở lại phía sau.”

Theo đại biểu, thực tế, các thành phố đã có cơ hội phát triển kinh tế, còn có nghị quyết, chế độ thực hiện mục tiêu riêng, có cơ hội thu hút vốn đầu tư, còn tỉnh nào đã khó khăn lại khó khăn hơn trong thu hút, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nhiều tỉnh xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế nhỏ, tốc độ phát triển không cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, thiếu đồng bộ, nằm xa các vùng kinh tế trọng điểm, điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thậm chí còn có nguy cơ rủi ro, không có sức cạnh tranh, nguồn nhân lực có trình độ tay nghề hạn chế và hiệu quả đầu tư thấp. 

Để không có tỉnh nào ở lại phía sau, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành cần có sự quan tâm điều chỉnh các định hướng thu hút đầu tư đến các tỉnh còn khó khăn, tạo điều kiện, cơ hội cho phát triển kinh tế-xã hội.

Quán triệt thực hiện tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị định hướng hoàn thiện thể chế chính trị, thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Xác định ngành, lĩnh vực được ưu tiên nhằm mục tiêu định hướng thu hút một cách chủ động đến các khu vực và các tỉnh khó khăn.

Tăng cường nguồn vốn đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm để thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ hội quảng bá hình ảnh về tiềm năng, cơ hội đầu tư xây dựng, quy chế phối hợp với các ngành trong thực hiện phát triển kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho biết, Thủ tướng đã gặp mặt, đối thoại, chia sẻ khó khăn đối với doanh nghiệp và đề cập đến tình trạng doanh nghiệp bị nhũng nhiễu, phiền hà, bắt nạt, nhưng vẫn còn một số cá nhân, tổ chức thiếu đồng lòng tạo cơ hội cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Không ít doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, khai thác khoáng sản xuất khẩu nhưng đề xuất, kiến nghị xin cấp phép xuất khẩu chưa được quan tâm giải quyết. Nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng hàng nghìn tỷ đồng mua sắm dây chuyền để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không được xuất khẩu, hàng và vốn đều bị tồn đọng, nguy cơ phá sản, nhà nước không có cơ hội để thu ngân sách...

Đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo xử lý, mở lối thoát cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo nguồn thu ngân sách cho quốc gia, đại biểu cho rằng cần phải kiểm tra xem có cá nhân, tổ chức nào gây khó khăn, cản trở khiến doanh nghiệp phá sản hay không.

H.T

Bài liên quan

Tin mới

TP. Hồ Chí Minh triển khai cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 – 2025
TP. Hồ Chí Minh triển khai cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 – 2025

Nhằm hỗ trợ phụ huynh và thí sinh tìm hiểu thông tin để đăng ký nguyện vọng tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh triển khai cổng thông tin tuyển sinh lớp 10.

Thị trường dầu toàn cầu năm 2024 sẽ như thế nào?
Thị trường dầu toàn cầu năm 2024 sẽ như thế nào?

Giám đốc điều hành (CEO) của công ty dầu mỏ Mỹ Occidental, bà Vicki Hollub, tháng 2/2024 nhận định thị trường dầu sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào cuối năm 2025, vì thế giới không thể thay thế kịp lượng dầu thô dự trữ hiện tại.

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giám đốc văn phòng báo chí Vatican, ông Matteo Bruni xác nhận, Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và nói với Catholic News Service rằng, ông tin Giáo hoàng sẽ tham dự cuộc họp, chứ không chỉ gửi một thông điệp.

Giới thiệu: Nhà hàng Thảo Lâm Viên - Khu đô thị Eco Charm Đà Nẵng
Giới thiệu: Nhà hàng Thảo Lâm Viên - Khu đô thị Eco Charm Đà Nẵng

Tọa lạc trên một vị trí đắc địa với quy mô 60 ha, nhà hàng nằm trọn trong lòng đảo Thủy Tú, Khu đô thị Eco Charm - là khu đô thị đảo xanh duy nhất ở phía tây bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau
Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau

Đó là ghi nhận trong thông báo Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của Ngân hàng thế giới (WB): Kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024.

Tập đoàn Novaland báo lỗ sau thuế trong quý I/2024 lên tới gần 601 tỷ đồng
Tập đoàn Novaland báo lỗ sau thuế trong quý I/2024 lên tới gần 601 tỷ đồng

Mặc dù, Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Tập đoàn Novaland, mã cổ phiếu NVL - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính trong quý của Tập đoàn Novaland lại giảm hơn 30%, chỉ còn 640 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là khoản lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư giảm 29% so với quý I/2023.