Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Môi trường kinh doanh: Tạo đột phá để phát triển

Mới đây, tạp chí Kinh tế và dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức “Diễn đàn phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018” nhằm đánh giá thực trạng của doanh nghiệp Việt hiện nay.

Môi trường kinh doanh: Tạo đột phá để phát triển - Hình 1

Hướng đến những mục tiêu thiết thực và hỗ trợ DN thực chất

Quy trình được đơn giản hóa

Tại Diễn đàn, đã chỉ ra những tồn tại và kiến nghị để hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo dựng môi trường hoạt động an toàn, tiến bộ để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bền vững hơn trong thời gian tới.

Đánh giá về bức tranh doanh nghiệp, TS. Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết: Trong thời gian qua, quy trình khởi sự kinh doanh tiếp tục được đơn giản hóa nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí gia nhập thị trường. Kể từ năm 2017 đến nay, quy trình này bao gồm 8 bước và được hoàn thành trong khoảng 12 ngày làm việc, giảm 12 ngày so với năm 2016. Trong số các thủ tục hành chính thuộc quy trình khởi sự kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục đã có những cải cách đáng kể.

Với mục tiêu tối đa hóa quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, theo tinh thần của Hiến pháp, thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã được tối giản hóa, bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp và tuân thủ theo thông lệ của các nước môi trường kinh doanh tốt. Đó là nguyên tắc: Người thành lập doanh nghiệp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm; cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), vấn đề là không chỉ cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh, mà phải tạo ra sự đột phá, hướng đến những mục tiêu thiết thực và hỗ trợ doanh nghiệp thực chất. Điều này, đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì liên tục từ các cấp điều hành, Chính phủ đến chính quyền các địa phương, bộ, ngành một cách đồng bộ… Đặc biệt, cơ quan quản lý cần xác định rõ tầm quan trọng, có tinh chất quyết định của việc lựa chọn biện pháp phù hợp và việc tổ chức để hiện thực hóa mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) nhận định, môi trường kinh doanh đã được nâng cao chất lượng một bước đáng kể, nhận được phản hồi tích cực và đồng thuận từ phía dư luận và cộng đồng doanh nghiệp.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xác nhận thái độ ứng xử của cán bộ cơ quan chức năng với doanh nghiệp thân thiện và nhiệt tình hơn trước, trong khi mức độ chi phí không chính thức của doanh nghiệp tư nhân cũng giảm khá rõ trong năm 2017 (từ 66%, xuống 59%).

Kỷ lục số DN thành lập mới

Theo thống kê từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong các năm 2016, 2017, tình hình doanh nghiệp thành lập mới đã liên tiếp đạt kỷ lục về cả số lượng và số vốn đăng ký: Năm 2016, có hơn 110.000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 891.094 tỷ đồng; năm 2017, có gần 127.000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 1.295.911 tỷ đồng.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, có 52.322 doanh nghiệp mới, tăng 3,5% so cùng kỳ 2017 và tăng 17,9% so cùng kỳ 2016. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể không có nhiều biến động.

Tỷ lệ số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường/số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong các năm 2016, 2017 lần lượt là 47,4% và 53,5%.

So sánh với dữ liệu của một số quốc gia khác trên thế giới cho thấy, tỷ lệ trên của Việt Nam nằm trong giới hạn thông thường.

Chẳng hạn, ở Hồng Kông, trong năm 2016, có 144.883 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 92.843 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (dissolved), tỷ lệ là 68,9%; New Zealand, trong năm tài chính 2015 có 57.870 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 55.629 doanh nghiệp “chết” (death enterprises), tỷ lệ là 96,1%; Anh, năm 2015, có 383.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 252.000 doanh nghiệp chết, tỷ lệ là 66% (tỷ lệ này năm 2014 là 70,1%).

Theo đánh giá của VCCI, trong 12 năm liền, chỉ số gia nhập thị trường liên tục đạt điểm cao nhất trong các báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Tuy nhiên, thực tế cũng bộc lộ một số vấn đề đáng lo ngại, cần nhận diện rõ ràng để khắc phục càng sớm càng tốt. Đó là tình trạng quy mô trung bình của doanh nghiệp dân doanh ngày càng nhỏ, thiếu sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và có sự cạnh tranh gay gắt. “Sức khỏe” của doanh nghiệp tư nhân, nhìn chung vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể.

Việt Nam - quốc gia khởi nghiệp?

Nhìn lại Việt Nam trên chặng đường đã qua, ông Nguyễn Quân, Hội Tự động hóa Việt Nam cho biết, chúng ta đã mất quá nhiều thời gian tiếp cận với kinh tế thị trường, tạo cơ chế đột phá để đưa đất nước tăng tốc phát triển. Đã đến lúc, cần quyết liệt thực hiện những cơ chế, chính sách phù hợp để sớm đạt mục tiêu đưa nước ta “cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Theo ông Quân, dù cho nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, chúng ta vẫn còn nguồn tài nguyên giàu có và tiềm tàng đó chính là chất xám, trí tuệ của người Việt Nam. Để đất nước có thể đạt được mục tiêu trên sớm hơn, cần tạo dựng một quốc gia khởi nghiệp dựa trên nguồn tài nguyên chất xám này. Tuy nhiên, để làm được điều đó, còn rất nhiều việc phải làm, với một tinh thần rất quyết liệt và tập trung cao độ.

Việc đầu tiên đó chính là tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hình thành và phát triển. Nói cách khác đó là xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Mỗi năm, chúng ta có hàng nghìn kết quả nghiên cứu, sáng chế của các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp và các nhà sáng chế không chuyên nghiệp, hàng nghìn công nghệ mới được nhận chuyển giao từ nước ngoài qua các con đường khác nhau. Song, hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu này còn rất hạn chế.

“Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho khởi nghiệp và tạo dựng các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp, ngay từ bây giờ, các cơ quan nhà nước hãy đi ngay bước đầu tiên, thí điểm cho ra đời và vận hành quỹ đầu tư mạo hiểm sử dụng ngân sách nhà nước, thí điểm xây dựng một trường đại học khởi nghiệp (mô hình liên kết cung - cầu và thương mại hóa tài sản trí tuệ), để tiến tới xây dựng một thành phố khởi nghiệp. Trong tương lai không xa, hy vọng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia khởi nghiệp?”, ông Quân bày tỏ.

Ông Đậu Anh Tuấn nhìn nhận, hiện nay doanh nghiệp tư nhân phải đối diện với nhiều yếu tố, quy định bất lợi về điều kiện kinh doanh. Đơn cử, các quy định về diện tích nhà xưởng, trang thiết bị chuyên dùng, quy định về nhân sự trong bộ máy quản lý, điều kiện về vốn hoạt động… trong nhiều trường hợp lại bị đòi hỏi cao hơn, khắt khe hơn so với các đơn vị FDI hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.