Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 11 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Phân hỗn hợp NPK tăng 18%; thuốc lá điếu tăng 10,5%; thép cán tăng 9,1%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc nhân tạo tăng 7,6%; tivi tăng 7%; khí hóa lỏng LPG tăng 5,7%; sắt, thép thô tăng 5,5%.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, mặc dù các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất của nước ta giảm mạnh khi chỉ số PMI (chỉ số nhà quản trị mua hàng) trong tháng 11 đạt 47,3 điểm so với mức 49,6 điểm của tháng 10 (sản lượng giảm nhanh hơn khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm; việc làm và hoạt động mua hàng giảm trở lại; chi phí đầu vào tăng mạnh nhất kể từ tháng 2) nhưng do những nỗ lực tìm kiếm đơn hàng để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm cũng như chuẩn bị hàng hóa phục vụ tiêu dùng dịp cuối năm của các doanh nghiệp sản xuất nên sản xuất công nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực.

Do vậy, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11 mặc dù có phần chững lại so với tháng trước khi chỉ tăng 3% so với tháng trước (tháng 10/2023 tăng tăng 5,5% so với tháng 9/2023) nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng tới 5,8%, đây là tháng có mức tăng cao gần nhất kể từ đầu năm (chỉ sau mức tăng 7% của tháng 02/2023). Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,3%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,3%; riêng ngành khai khoáng giảm 3,8%.

thép cán tăng 9,1%
Sản xuất thép cán tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước

Tuy nhiên, do những khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu, đặc biệt là từ những tháng đầu năm đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp của cả nước nên tính chung 11 tháng, IIP ước chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,4%) nhưng đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm, cho thấy xu hướng phục hồi tích cực trong sản xuất công nghiệp (lũy kế từ đầu năm đến hết 8 tháng, IIP đều giảm; lũy kế 9 tháng, IIP chỉ tăng 0,2%; luỹ kế 10 tháng, IIP chỉ tăng 0,6%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 1,1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,7%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,9%; ngành khai khoáng giảm 2,8%.

Chỉ số sản xuất 11 tháng năm 2023 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp 2 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 11,8%; khai thác quặng kim loại tăng 11,1%; sản xuất thuốc lá tăng 10,5%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 8,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 8,4%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 7,1%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,2%; dệt tăng 5,9%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 1,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 2,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 3,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 3,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 4,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 9%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 50 địa phương và giảm ở 13 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Trong đó, địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng cao: Đắk Lắk tăng 33,6%; Bắc Giang tăng 20,5%; Phú Thọ tăng 17,6%; Nam Định tăng 15,5%; Hà Nam tăng 13,6%; Hải Phòng tăng 13,5%. Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Khánh Hòa tăng 134,4%; Trà Vinh tăng 38,1%; Ninh Thuận tăng 14,4%; Nam Định và Phú Thọ cùng tăng 9,2%.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện giảm. Trong đó, địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước giảm là: Quảng Nam giảm 27,7%; Bắc Ninh giảm 12,3%; Vĩnh Long giảm 10,7%; Sóc Trăng giảm 5,6%; Lào Cai giảm 4,2%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện giảm: Sơn La giảm 26,1%; Hà Giang giảm 22,1%; Quảng Nam giảm 21,2%; Điện Biên giảm 17,7%; Lai Châu giảm 15,9%; Hòa Bình giảm 13,6%; Lào Cai giảm 10,9%. Địa phương có ngành khai khoáng giảm: Vĩnh Long giảm 84,4%; Hà Giang giảm 51,8%; Quảng Nam giảm 5,1%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 11 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: phân hỗn hợp NPK tăng 18%; thuốc lá điếu tăng 10,5%; thép cán tăng 9,1%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc nhân tạo tăng 7,6%; tivi tăng 7%; khí hóa lỏng LPG tăng 5,7%; sắt, thép thô tăng 5,5%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Ô tô giảm 15%; xe máy giảm 10,6%; điện thoại di động giảm 9,6%; thép thanh, thép góc giảm 9,4%; giầy, dép da giảm 5,2%; khí đốt thiên nhiên giảm 4,9%; xi măng giảm 4,5%; dầu thô giảm 3,6%; quần áo mặc thường giảm 1,4%; phân đạm u rê giảm 1,2%.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.

Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha
Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha

Vừa qua, HĐND tỉnh Long An đã có quyết nghị thống nhất thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 khu công nghiệp (KCN) Lộc Giang ở khu vực giáp ranh với TP.HCM, Tây Ninh.

Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8
Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8

Ngày 2/8, hơn 20,5 triệu cổ phiếu TT6 của Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Thịnh vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.400 đồng/cổ phiếu.

Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý
Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý

Ngày 27/7, tin từ Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị đã ra quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn và áp dụng biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong vali tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng
Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng

Diện tích khu đất dự án khoảng 38,7ha, dự kiến thực hiện tại xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu.