Mục tiêu kinh tế Việt Nam 2035: Có vượt qua chông gai?
THCL “Báo cáo Việt Nam 2035” có thể được xem như kim chỉ nam cho hoạt động phát triển kinh tế, cũng như những mục tiêu rõ ràng mà chúng ta sẽ hướng tới trong vòng 20 năm tới. Vấn đề đặt ra: Liệu nền kinh tế Việt Nam có vượt qua chông gai để đạt được những mục tiêu đó hay không?
Những mục tiêu khả thi
Mục tiêu - Bản báo cáo đưa ra là Việt Nam phải đạt tốc độ tăng trưởng cao, liên tiếp trong 20 năm tới với mức tăng thu nhập bình quân đầu người khoảng 7%/năm (tương đương mức tăng trưởng GDP 8%/năm). Để đến năm 2035, Việt Nam đạt mức thu nhập bình quân 7.000 USD/người (tương đương 18.000 USD tính theo sức mua).
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035, Bản báo cáo nhằm góp phần trả lời cho nhiều vấn đề phát triển của đất nước trong 20 năm tới. Bao gồm: Việt Nam nên và cần làm gì để nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách, phát huy có hiệu quả nhất các lợi thế, nguồn lực để tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, phát triển nhanh hơn, bền vững hơn; thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình; bảo đảm công bằng xã hội; gìn giữ môi trường sinh thái… để người dân có đầy đủ điều kiện phát huy năng lực, giá trị của mình; để Việt Nam trở thành một miền đất đáng sống tuy không giàu có về vật chất.
Vấn đề được đặt ra: Liệu nền kinh tế Việt Nam có vượt qua chông gai để đạt được những mục tiêu đó hay không và những việc cần làm trước tiên là gì?
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc tính chỉ số phát triển vĩ mô tới năm 2035 dựa trên giả định mỗi năm tăng trưởng 7%, nhân lên theo từng năm sẽ ra con số. Tính toán đó cũng dựa trên giả định bối cảnh quốc tế sẽ dần tốt lên mà không xấu đi, cộng với sự ổn định chính trị của Việt Nam, cũng như những tín hiệu tốt lên từ phía DN.
“Dù khó cam kết 100%, nhưng tôi cho rằng mục tiêu đó là khả thi, sau hàng loạt cải thiện về thể chế, cũng như việc duy trì mức độ tăng trưởng 7% suốt những năm qua. Chúng ta cũng phấn khởi bởi có một ê kíp lãnh đạo mới, bối cảnh trong nước, quốc tế thuận lợi thì chắc chắn sẽ làm được. Tuy nhiên, nếu đặt mục tiêu trong khoảng 6,5 -7% sẽ là chặt chẽ hơn, nên đưa ra mức sàn và trần, bởi tăng trưởng không phải là mục tiêu duy nhất mà phải phát triển bền vững, hài hòa các lợi ích. Còn nếu đặt ra mức 7% thì chỉ cần vay vốn, tăng cường đầu tư là có thể đạt được”, TS. Minh Phong nhấn mạnh.
Chung tay cùng vào cuộc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, những khuyến nghị trong Báo cáo sẽ được Chính phủ tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách, trước hết là trong xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) và nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2020 - 2030). Đồng thời, sẽ triển khai cơ chế theo dõi, đánh giá kết quả tham khảo, vận dụng những khuyến nghị của Báo cáo, nghiên cứu sâu hơn, cập nhật những vấn đề quan trọng đối với quá trình phát triển.
Trả lời cho câu hỏi những việc cần làm trước tiên, theo TS. Nguyễn Minh Phong: Báo cáo đã đề ra một nhóm giải pháp lớn, liên quan tới chủ thể thực hiện chính sách: Nhà nước, DN, báo chí, người dân. Trong đó, Nhà nước tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ DN giảm gánh nặng thể chế, tài chính, chi phí tín dụng, chi phí “bôi trơn”… Những gánh nặng này được giảm thiểu cộng với nỗ lực của DN thì sẽ tạo lực đẩy rất lớn.
Người dân liên quan tới vấn đề lựa chọn đúng sản phẩm mình mong muốn, trong bối cảnh tương đương về giá và chất lượng thì nên ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, phát hiện hành động cạnh tranh không lành mạnh và sử dụng quyền lực của mình để tạo sức ép thị trường.
“Đây có thể nói là điểm mới mà Báo cáo nhắc tới. Khi người tiêu dùng có ý thức tạo ra áp lực - sẽ kích thích DN làm tốt hơn và sửa chữa những lối cạnh tranh không lành mạnh. Nhiều khi, người tiêu dùng bằng vô thức của mình khiến DN tiếp tục làm những điều không đúng”, TS. Minh Phong nhận định.
Khẳng định thời gian qua việc cải cách thủ tục hành chính, thuế có nhiều tiến bộ, nhưng ông Phong cho rằng, quan trọng nhất vẫn phải là nhận thức của cán bộ các cấp, khu vực tư nhân là vô dùng quan trọng. Nhà nước hỗ trợ, nhưng không phải chủ đạo một cách tuyệt đối và mãi mãi, cứng nhắc.
Phân tích khía cạnh cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân, ông Phong cũng chỉ ra điểm yếu lớn nhất mà khu vực này còn tồn tại đó chính là tính dài hạn không lớn, do môi trường luật pháp, thể chế của mình thay đổi liên tục, không nhất quán. Tầm vóc, tư duy không tới nên tầm nhìn ngắn hạn. Sự liên kết vì lợi ích quốc gia lỏng lẻo, văn hóa kinh doanh kém, sẵn sàng vi phạm luật pháp để đưa thị trường sản phẩm không vì người tiêu dùng, mà chỉ vì lợi nhuận.
“Năm 2015, xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng 12 bậc, thế giới đã thừa nhận. Tuy nhiên, theo yêu cầu của DN thì có nhiều điểm chưa tới. Theo tôi, luật thay đổi thì các điều chỉnh đi theo mới thay đổi. Cái này về luật, Quốc hội phải điều chỉnh. Thêm nữa, “bôi trơn” là tệ nạn lớn nhất mà DN phản ánh. Phải đấu tranh chống tham nhũng ngay từ công tác cán bộ.
Nhưng cũng phải nói thêm, bản thân DN nhiều khi cũng sẵn sàng chi, theo kiểu đấu giá, tạo tiền lệ, khiến người làm công tác quản lý coi đó là sự mặc nhiên. Ở đây, có cả phần lỗi của DN, muốn chen ngang, không muốn làm đúng quy trình. Ví dụ, nộp thuế, sẵn sàng khai sai để ăn chia với nhau. Vì thế, cần có sự tiêu chuẩn hóa cán bộ, cơ chế minh bạch hóa và DN phải ủng hộ thì làm mới tới được. Cũng giống như cơ thể, chân tay khỏe, nhưng cái đầu bị “cảm sốt”. Bắt đầu từ thể chế nhà nước, tư duy của DN… Giải quyết được những vấn đề đó - sẽ tạo lực đẩy tốt hơn”, TS. Minh Phong bày tỏ.
Đoàn Huế
Bài viết khác
Bình Định: Đấu giá khu đất xây khu đô thị gần 1.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Khu đô thị phía Tây Nam cầu Long Vân tại phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn.
Khánh Hoà kêu gọi đầu tư loạt dự án khu đô thị quy mô khủng
Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hoà sắp kêu gọi đầu tư cho loạt dự án khu đô thị, tổng vốn đầu tư các dự án gần 33.000 tỷ đồng.
Nghệ An sắp có khu đô thị ven sông Vinh quy mô hơn 21 ha
UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 20/11/2024 về việc giao đất (đợt 1) với gần 145.000 m² đất tại phường Vinh Tân, TP. Vinh cho liên danh Công ty CP Đầu tư phát triển Trí Dương và Công ty CP Đầu tư Ecopark Hải Dương để thực hiện dự án Khu đô thị ven sông Vinh.
Thủ phủ công nghiệp phía Bắc dự kiến có thêm 2 khu đô thị du lịch sinh thái 28.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc lấy ý kiến thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án khu đô thị, du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng quy mô 28.000 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Thanh Hóa thu hút 17 dự án FDI
Hiện tại, Thanh Hóa có 173 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 14,9 tỷ USD. 9 tháng đầu năm 2024, địa phương thu hút 17 dự án FDI, với số vốn đăng ký là 12.432 tỷ đồng.
Giá thuê mặt bằng đường Đồng Khởi (TP. HCM) xếp hạng 14 toàn cầu
Năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm đến bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu, theo Cushman & Wakefield (NYSE: CWK). Theo báo cáo mới nhất ghi nhận giá thuê mặt bằng bán lẻ tại đường Đồng Khởi đạt 368 USD/feet vuông/năm (tương đương với 330 USD/m2/tháng), tăng 32% so với cùng kỳ trước đại dịch nhưng giảm 6% so với cùng kỳ 2023, chủ yếu là do đồng nội tệ biến động giá so với đồng USD.
Phát triển kinh tế số để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế
Xác định không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực; từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế.
Hà Nội: Xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Văn bản số 3845/UBND-KTTH về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Hà Nam kêu gọi đầu tư cho dự án khu đô thị hơn 500 triệu USD
UBND tỉnh Hà Nam vừa công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất mời gọi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Tiên Hải, TP. Phủ Lý.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 681,48 tỷ USD
Số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố, từ đầu năm đến 15/11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 681,48 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 352,38 tỷ USD và nhập khẩu đạt 329,1 tỷ USD.