Mỹ đề xuất cung cấp 18 triệu USD khoản hỗ trợ mới để tăng cường khả năng cho các đơn vị tuần tra ven biển, bắt đầu với việc cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho cảnh sát biển Việt Nam.

Chiều 16/12 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.

Phó Thủ tướng chào mừng chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông John Kerry trên cương vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ - cũng là lần thứ 14 ông đến Việt Nam trong 20 năm qua. Phó Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển, trong đó có đóng góp của cá nhân ngài Ngoại trưởng từ khi còn là thượng nghị sĩ.


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry

Những dấu mốc đóng góp của ông John Kerry được Phó Thủ tướng nhắc tới, đó là bình thường hóa quan hệ song phương, ký Hiệp định Thương mại song phương, trao quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), ủng hộ Việt Nam là thành viên của WTO, và gần đây là xác lập quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

"Chúng tôi khẳng định coi trọng thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ - một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại hội đàm, Phó Thủ tướng hoan nghênh việc Hoa Kỳ đã cung cấp 4,2 triệu đô la giúp tăng cường năng lực cho Việt Nam trong đàm phán TPP và đề nghị phía Hoa Kỳ tiếp tục dành linh hoạt cho Việt Nam trong đàm phán cũng như dành cho Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cần thiết trong giai đoạn thực thi Hiệp định.

Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ, mở cửa hơn nữa cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam, cũng như hạn chế các vụ kiện chống phá giá và trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đánh giá cao việc hai bên vừa ký Biên bản ghi nhớ về giải quyết bom mìn còn sót lại cũng như việc Hoa Kỳ đã bắt đầu quá trình đánh giá môi trường tại sân bay Biên Hòa, chuẩn bị cho việc tẩy độc điểm nóng da cam này; ông đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa hợp tác khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, nhân đạo cung giải quyết hậu quả chiến tranh trong đó có việc tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh.

Ngoại trưởng John Kerry khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách của Hoa Kỳ với châu Á - Thái Bình Dương, cũng như sẽ sớm hoàn tất các thủ tục nội bộ để ký chính thức Hiệp định 123; tăng cường hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề da cam/dioxin, khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh; cam kết tăng hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề an ninh nguồn nước sông Mekong thông qua Sáng kiến hạ nguồn Mekong (LMI); viện trợ 17 triệu đô la giúp Việt Nam đối phó với biến đổi khí hậu.

Hai bên cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các diễn đàn khu vực và quốc tế; khẳng định tiếp tục cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông, đảm bảo tự do và an toàn, an ninh hàng hải và hàng không; nhất trí những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm tiến tới Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Trục xoay hướng mạnh về Đông Nam Á

Tại cuộc họp báo sau hội đàm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh những nội dung quan trọng đạt được trong hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry.

Về phần mình, trong phát biểu tại họp báo sau hội đàm, Ngoại trưởng John Kerry một lần nữa nhấn mạnh chính sách trục xoay hướng về châu Á - TBD, trong đó có Đông Nam Á của chính quyền Tổng thống Obama.

Ông thông báo Hoa Kỳ sẽ dành 32,5 triệu đô la Mỹ cho các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để tăng cường khả năng thực thi luật pháp trên biển. Gói tài trợ sẽ bao gồm đào tạo, mua tàu tuần tra cao tốc giúp lực lượng cảnh sát biển thực thi các nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, kiểm soát lãnh hải.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry

Trên trang web, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết thêm về khoản viện trợ trên. Cụ thể, tại Việt Nam, Mỹ đề xuất cung cấp 18 triệu đô la khoản hỗ trợ mới để tăng cường khả năng cho các đơn vị tuần tra ven biển nhằm triển khai nhanh chóng việc tìm kiếm cứu hộ, ứng phó thảm họa và các hoạt động khác. Bắt đầu với việc đào tạo, cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho cảnh sát biển Việt Nam.

Nhấn mạnh nỗ lực chung đảm bảo an ninh hàng hải, Ngoại trưởng John Kerry cho hay Hoa Kỳ cùng các nước trong khu vực coi trọng đảm bảo hòa bình, ổn định ở Biển Đông là một "ưu tiên hàng đầu".

Ông cho hay Hoa Kỳ phản đối những hành động khiêu khích, gây sức ép để đạt được những mưu đồ về chủ quyền lãnh thổ, ủng hộ giải quyết tranh chấp thông qua nỗ lực ngoại giao, ủng hộ ASEAN sớm hoàn tất đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Đề quan hệ song phương với Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh một trong những trọng tâm hiện nay, đó là hai bên cùng các đối tác hoàn tất đàm phán Hiệp định TPP. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại - kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng.

Không để nhân quyền trở thành "cản trở" quan hệ

Chiều cùng ngày, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; khẳng định coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng của Việt Nam.

Ông đề nghị Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các khuôn khổ hiện có và trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu…, mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ rào cản thương mại và tăng cường đầu tư vào Việt Nam.


Đoàn đại biểu Việt Nam trong cuộc họp

Tổng bí thư ghi nhận một số việc làm của Hoa Kỳ trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh, mong muốn phía Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để giải quyết tích cực nhất những vấn đề về chất độc da cam, rà phá bom mìn và tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh.

Tại buổi tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến việc hai nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đề nghị trong đàm phán, Hoa Kỳ xem xét điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đặc biệt là tiếp cận thị trường hàng hóa dệt may và da giày để đạt được thỏa thuận mà hai bên có thể chấp nhận được.


Các thành viên trong đoàn Mỹ ở cuộc hội đàm

Về vấn đề nhân quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, thời gian qua Việt Nam và Hoa Kỳ đã có cơ chế đối thoại và xử lý trên tinh thần hợp tác, xây dựng và hiểu biết, không để vấn đề này trở thành cản trở trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Ngoại trưởng John Kerry cho rằng, việc đàm phán thành công Hiệp định TPP sẽ là dấu mốc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Ông khẳng định, Hoa Kỳ rất quan tâm tới hợp tác bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, tự do hàng hải, thương mại không bị cản trở, mọi tranh chấp ở Biển Đông cần giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Theo Vietnanet

Mỹ đề xuất cung cấp 18 triệu USD khoản hỗ trợ mới để tăng cường khả năng cho các đơn vị tuần tra ven biển, bắt đầu với việc cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho cảnh sát biển Việt Nam.

Chiều 16/12 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.

Phó Thủ tướng chào mừng chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông John Kerry trên cương vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ - cũng là lần thứ 14 ông đến Việt Nam trong 20 năm qua. Phó Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển, trong đó có đóng góp của cá nhân ngài Ngoại trưởng từ khi còn là thượng nghị sĩ.

 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry

Những dấu mốc đóng góp của ông John Kerry được Phó Thủ tướng nhắc tới, đó là bình thường hóa quan hệ song phương, ký Hiệp định Thương mại song phương, trao quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), ủng hộ Việt Nam là thành viên của WTO, và gần đây là xác lập quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

"Chúng tôi khẳng định coi trọng thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ - một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại hội đàm, Phó Thủ tướng hoan nghênh việc Hoa Kỳ đã cung cấp 4,2 triệu đô la giúp tăng cường năng lực cho Việt Nam trong đàm phán TPP và đề nghị phía Hoa Kỳ tiếp tục dành linh hoạt cho Việt Nam trong đàm phán cũng như dành cho Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cần thiết trong giai đoạn thực thi Hiệp định.

Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ, mở cửa hơn nữa cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam, cũng như hạn chế các vụ kiện chống phá giá và trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đánh giá cao việc hai bên vừa ký Biên bản ghi nhớ về giải quyết bom mìn còn sót lại cũng như việc Hoa Kỳ đã bắt đầu quá trình đánh giá môi trường tại sân bay Biên Hòa, chuẩn bị cho việc tẩy độc điểm nóng da cam này; ông đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa hợp tác khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, nhân đạo cung giải quyết hậu quả chiến tranh trong đó có việc tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh.

Ngoại trưởng John Kerry khẳng định Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách của Hoa Kỳ với châu Á - Thái Bình Dương, cũng như sẽ sớm hoàn tất các thủ tục nội bộ để ký chính thức Hiệp định 123; tăng cường hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề da cam/dioxin, khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh; cam kết tăng hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề an ninh nguồn nước sông Mekong thông qua Sáng kiến hạ nguồn Mekong (LMI); viện trợ 17 triệu đô la giúp Việt Nam đối phó với biến đổi khí hậu.

Hai bên cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các diễn đàn khu vực và quốc tế; khẳng định tiếp tục cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông, đảm bảo tự do và an toàn, an ninh hàng hải và hàng không; nhất trí những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm tiến tới Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Trục xoay hướng mạnh về Đông Nam Á

Tại cuộc họp báo sau hội đàm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh những nội dung quan trọng đạt được trong hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry.

Về phần mình, trong phát biểu tại họp báo sau hội đàm, Ngoại trưởng John Kerry một lần nữa nhấn mạnh chính sách trục xoay hướng về châu Á - TBD, trong đó có Đông Nam Á của chính quyền Tổng thống Obama.

Ông thông báo Hoa Kỳ sẽ dành 32,5 triệu đô la Mỹ cho các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để tăng cường khả năng thực thi luật pháp trên biển. Gói tài trợ sẽ bao gồm đào tạo, mua tàu tuần tra cao tốc giúp lực lượng cảnh sát biển thực thi các nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, kiểm soát lãnh hải.

 

 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry

Trên trang web, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết thêm về khoản viện trợ trên. Cụ thể, tại Việt Nam, Mỹ đề xuất cung cấp 18 triệu đô la khoản hỗ trợ mới để tăng cường khả năng cho các đơn vị tuần tra ven biển nhằm triển khai nhanh chóng việc tìm kiếm cứu hộ, ứng phó thảm họa và các hoạt động khác. Bắt đầu với việc đào tạo, cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho cảnh sát biển Việt Nam.

Nhấn mạnh nỗ lực chung đảm bảo an ninh hàng hải, Ngoại trưởng John Kerry cho hay Hoa Kỳ cùng các nước trong khu vực coi trọng đảm bảo hòa bình, ổn định ở Biển Đông là một "ưu tiên hàng đầu".

Ông cho hay Hoa Kỳ phản đối những hành động khiêu khích, gây sức ép để đạt được những mưu đồ về chủ quyền lãnh thổ, ủng hộ giải quyết tranh chấp thông qua nỗ lực ngoại giao, ủng hộ ASEAN sớm hoàn tất đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Đề quan hệ song phương với Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh một trong những trọng tâm hiện nay, đó là hai bên cùng các đối tác hoàn tất đàm phán Hiệp định TPP. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại - kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng.

Không để nhân quyền trở thành "cản trở" quan hệ

Chiều cùng ngày, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; khẳng định coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng của Việt Nam.

Ông đề nghị Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các khuôn khổ hiện có và trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu…, mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ rào cản thương mại và tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

 

Đoàn đại biểu Việt Nam trong cuộc họp

Tổng bí thư ghi nhận một số việc làm của Hoa Kỳ trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh, mong muốn phía Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để giải quyết tích cực nhất những vấn đề về chất độc da cam, rà phá bom mìn và tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh.

Tại buổi tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến việc hai nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đề nghị trong đàm phán, Hoa Kỳ xem xét điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đặc biệt là tiếp cận thị trường hàng hóa dệt may và da giày để đạt được thỏa thuận mà hai bên có thể chấp nhận được.

 

Các thành viên trong đoàn Mỹ ở cuộc hội đàm

Về vấn đề nhân quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, thời gian qua Việt Nam và Hoa Kỳ đã có cơ chế đối thoại và xử lý trên tinh thần hợp tác, xây dựng và hiểu biết, không để vấn đề này trở thành cản trở trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Ngoại trưởng John Kerry cho rằng, việc đàm phán thành công Hiệp định TPP sẽ là dấu mốc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Ông khẳng định, Hoa Kỳ rất quan tâm tới hợp tác bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, tự do hàng hải, thương mại không bị cản trở, mọi tranh chấp ở Biển Đông cần giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Theo Vietnanet