Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mỹ phẩm Korena: Nhiều vấn đề cần được làm rõ?

Thương hiệu mỹ phẩm Korena được quảng bá trên thị trường và các trang website như, korena.vn; bizschool.vn; dailymypham.korena.vn. Theo tìm hiểu của PV, nhiều SP đang lưu hành mang thương hiệu Korena, nhưng thông tin trên bao bì tem nhãn thể hiện không rõ ràng, khiến người tiêu dùng không khỏi nghi ngờ về chất lượng sản phẩm.

Mỹ phẩm Korena: Nhiều vấn đề cần được làm rõ? - Hình 1

Trang website bizschool.vn đang “chém gió”

Nội dung trên trang website bizschool.vn “chém gió”, “Học viện kinh doanh mỹ phẩm BizSchool được thành lập với sứ mệnh tạo dựng một vạn đại lý thành công trên toàn quốc, đem những trải nghiệm thực tế và kiến thức kinh doanh mỹ phẩm được chứng minh là thực chiến; tham gia BizSchool bạn sẽ có cơ hội học tập trao đổi với rất nhiều giảng viên có tiếng…”. Không khỏi giật mình với cái tên “Học viện; giảng viên có tiếng”, nhưng thực chất chỉ là một trang web đăng tải những video giới thiệu về sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng do đơn vị này thực hiện.

Trang website còn giới thiệu, Học viện kinh doanh mỹ phẩm được sáng lập bởi Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Korena. Tuy nhiên, tra cứu trên các cổng thông tin về doanh nghiệp thì không công ty nào có tên như vậy (?!).

Mỹ phẩm Korena: Nhiều vấn đề cần được làm rõ? - Hình 2

Trang website korena.vn đang quảng cáo bán sản phẩm

Trong vai người có nhu cầu mua hàng, PV liên hệ tới số điện thoại (0901018789) trên website dailymypham.korena.vn và korena.vn để tìm hiểu về nguồn gốc sản phẩm. Nhân viên nghe máy giới thiệu “Dây chuyền sản xuất và nguyên liệu bên em nhập khẩu hoàn toàn từ Hàn Quốc, nhưng đóng gói ở Việt Nam để phù hợp với khí hậu và làn da, cũng như túi tiền của người Việt. Nhà máy sản xuất bên em hiện ở quận Bình Tân (HCM). Khi chị đăng ký mua hàng để bán, với đơn hàng đầu tiên trên mỗi sản phẩm, nếu tổng giá trị 3 triệu đồng, bên em sẽ chiết khấu 39%; đơn hàng có tổng giá trị 7 triệu, thì chiết khấu 49%...”.

Chỉ tính đơn giản, ví dụ sản phẩm Kem dưỡng trắng da toàn thân Whitening Body Lotion Korena có giá thành 480.000đ/hộp, nếu chiết khấu cho người bán hàng lên đến 49% (tương đương 235,200đ), như vậy còn lại giá trị là 51% (244,800đ), trong đó bao gồm tiền mua nguyên liệu sản xuất, chi phí nhân công, hao mòn máy móc, chi phí vận chuyển, phí quản lý, phí đầu tư… Không hiểu giá trị thực của sản phẩm có tương ứng với chất lượng đem lại cho người sử dụng(?).

Mỹ phẩm Korena: Nhiều vấn đề cần được làm rõ? - Hình 3

Trụ sở làm việc Công ty TNHH Korena Cosmetics tại tầng 7 - A3, tòa nhà Thăng Long Garden, số 250 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Để tìm hiểu, PV đã đến địa chỉ thể hiện trên website, tại căn phòng tầng 7 - A3, tòa nhà Thăng Long Garden, số 250 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), trụ sở làm việc sơ sài không biển hiệu. Làm việc với PV, ông Nguyễn Tiến Dũng giới thiệu là chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Korena Cosmetics cho biết: “Bên tôi chỉ là đơn vị bán hàng, còn sản xuất là một đơn vị khác”.

Khi hỏi “đơn vị nào sản xuất?” ông Dũng trả lời “Chúng tôi không thể tiết lộ đơn vị sản xuất được”(?!)

Cũng theo ông Dũng: “Công ty tôi đang phân phối 13 sản phẩm như các loại kem dưỡng trắng da ngày và đêm, sữa rửa mặt, kem trị mụn, kem trị nám….”

Nhận thấy, các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, nhưng trên vỏ hộp lại thể hiện bằng tiếng Anh, một số sản phẩm được dán tem phụ nhưng chữ quá nhỏ rất khó đọc, thông tin trên tem phụ cũng không đầy đủ, không thể hiện rõ ràng đơn vị sản xuất và đơn vị phân phối sản phẩm (?)

Việc “nhập nhèm” thông tin trên bao bì nhãn mác, đơn vị này đã vi phạm Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ - ban hành ngày 14/4/2017 về việc ghi nhãn hàng hóa. Tại điều 7,10, 12, 15 Nghị định này thể hiện: “Nếu là hàng sản xuất trong nước, thì những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt; tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt”...

Thiết nghĩ, nếu các sản phẩm mang thương hiệu Korena đảm bảo chất lượng theo quy định, tương ứng với giá trị thực mà người tiêu dùng mua để sử dụng, thì tại sao đơn vị này không dám công bố đơn vị sản xuất sản phẩm (?!)

Đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ, xử lý nghiêm những vi phạm (nếu có) nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng./.

 Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam vừa tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, thu giữ 700 kg thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.