Bài phân tích 'Hướng đến năm 2025" của ông Michael Kokalari - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital được truyền thông đăng tải rộng rãi.

Trong bài phân tích này, dưới góc nhìn của chuyên gia, ông Michael Kokalari đã có dự báo về nền kinh tế trong năm 2025 với nhiều điểm đáng lưu ý.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Năm 2025, dự báo, nền kinh tế có những biến động gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Theo ông Kokalari, các yếu tố nội tại sẽ quyết định tăng trưởng GDP trong năm 2025: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh trong năm nay cũng như lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh, nhưng dự báo cả hai lĩnh vực này sẽ giảm tốc trong năm tới. Nhiều chuyên gia phân tích chưa đánh giá đúng mức độ tác động của việc xuất khẩu chậm lại đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025, nhưng các sáng kiến của Chính phủ và tâm lý người tiêu dùng cải thiện có thể giúp duy trì mức tăng trưởng GDP từ 6.5-7% trong năm tới.

Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital cho rằng, “rủi ro Trump” đối với Việt Nam là không đáng lo: "Việt Nam và Mexico là 2 quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump. Chúng tôi nhận thấy ít rủi ro, chính sách thuế quan của Trump sẽ làm gián đoạn nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam – trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố được đăng trong một số bài báo sau khi ông Trump đắc cử. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang có thặng dư thương mại lớn thứ ba với Mỹ. Để tránh bị Trump nhắm đến trong tương lai, Việt Nam sẽ cần có những bước đi nhanh để giảm thặng dư thương mại với Mỹ", bài viết phân tích.

Nền kinh tế Việt Nam gắn bó chặt chẽ với Mỹ. Xuất khẩu sang Mỹ đã tăng mạnh hơn 20% trong năm nay (so với mức giảm khoảng 10% trong năm 2023), đây là yếu tố chính hỗ trợ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024. Tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào mức 40% trong xuất khẩu điện tử và các sản phẩm công nghệ cao sang Mỹ. Tuy nhiên, VinaCapital dự báo sự tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ sẽ chững lại vào năm sau, một phần do nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ trải qua một đợt "hạ cánh mềm" và suy giảm kinh tế.

Các lý do khác khiến xuất khẩu tăng trưởng chậm lại vào năm sau liên quan đến chu kỳ tái dự trữ hàng hóa của Mỹ (trong đó dự báo sự bùng nổ sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay, điều trái ngược với nhận định chung). Hơn nữa, xuất khẩu trên toàn Châu Á hiện đang được thúc đẩy bởi sự đón đầu nhu cầu trước khi Trump nhậm chức, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu giảm dần vào năm sau. Do đó, tăng trưởng sản xuất của Việt Nam có thể sẽ giảm vào năm tới, vì hầu hết các sản phẩm sản xuất đều được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

Năm 2025, dự báo, nền kinh tế có những biến động gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Năm 2025, dự báo, nền kinh tế có những biến động gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Tuy nhiên, VinaCapital không kỳ vọng xuất khẩu và/hoặc sản xuất của Việt Nam sẽ thực sự suy giảm trong năm tới, vì dòng vốn FDI ổn định đảm bảo rằng mỗi năm sẽ có thêm các nhà máy bắt đầu sản xuất (và xuất khẩu) các sản phẩm tại Việt Nam. Mặc dù tăng trưởng sản xuất dự kiến sẽ chậm lại trong năm tới, kỳ vọng Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 6.5% trong năm 2025 vì dự báo cơ cấu tăng trưởng sẽ chuyển sang các yếu tố nội tại nhiều hơn trong năm sau.

Tiêu dùng chiếm hơn 60% nền kinh tế của Việt Nam (so với khoảng 25% của ngành sản xuất), vì vậy nếu tiêu dùng tăng trưởng mạnh sẽ dễ dàng bù đắp cho sự suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu/sản xuất/lượng khách du lịch trong năm tới. Chính phủ cho thấy sẽ tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng vào năm 2025, và hy vọng rằng các biện pháp này sẽ giúp người tiêu dùng tự tin hơn trong việc tăng chi tiêu. VinaCapital dự báo, chi tiêu tiêu dùng sẽ có sự phục hồi trong năm tới vì một lý do khác: Kỳ vọng Chính phủ sẽ thực hiện những bước đi quan trọng để khôi phục thị trường bất động sản.

VinaCapital tin, khi thị trường bất động sản phục hồi sẽ có tác động lớn hơn nhiều đối với tâm lý tiêu dùng so với việc tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Một mức tăng vừa phải trong chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, chiếm khoảng 6% GDP, sẽ không đủ để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đáng kể. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa tiến độ nhanh chóng trong các dự án như sân bay mới của TP. HCM và các tuyến đường vành đai mới của Hà Nội, cùng với sự phục hồi của thị trường bất động sản, sẽ có thể khiến người tiêu dùng cảm thấy tự tin hơn trong việc chi tiêu nhờ vào "hiệu ứng tài sản" liên quan đến giá trị của khu đô thị mà nhiều (hoặc đa số?) người tiêu dùng trung lưu Việt Nam sở hữu.

Phác thảo kỳ vọng về tăng trưởng GDP năm 2025 trong sơ đồ trên: 1) Nếu Chính phủ không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang Mỹ trong năm tới. 2) Nếu Chính phủ chỉ tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng để đối phó với sự suy giảm đối với sản phẩm "Made in Vietnam" (mà VinaCapital cho rằng sẽ không đủ để cải thiện niềm tin của người tiêu dùng). 3) Nếu Chính phủ vừa thúc đẩy thị trường bất động sản vừa tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, sẽ khiến người tiêu dùng trong nước đủ tự tin để chi tiêu.

Chính phủ đã công bố các mục tiêu tăng trưởng GDP ngày càng quyết liệt. Với các mục tiêu đầy lạc quan này và hành động quyết đoán sẽ cần thiết để bù đắp tác động của sự sụt giảm xuất khẩu sang Mỹ dự kiến trong năm tới. Tuy nhiên, những sáng kiến như kéo dài thời gian giảm thuế VAT của Việt Nam từ 10% xuống 8% thêm 6 tháng nữa, hay các kế hoạch tinh giản hoạt động của Chính phủ, hoặc là quá khiêm tốn để có tác động thực sự đến tăng trưởng GDP năm 2025, hoặc sẽ trở thành các động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam, nhưng sẽ không thúc đẩy tăng trưởng GDP trong năm 2025.

Theo bài phân tích thì, có thể năm 2025 sẽ có nhiều biến động đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong nửa đầu năm 2025, sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu có thể sẽ tác động mạnh hơn đến tăng trưởng GDP của Việt Nam so với kỳ vọng của nhiều nhà kinh tế. Sự giảm sút này có thể sẽ thúc đẩy các hành động quyết liệt của Chính phủ để hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh các mục tiêu tăng trưởng GDP cao. Kết quả cuối cùng có thể là tăng trưởng giảm sút vào đầu năm 2025, theo sau là sự tăng tốc mạnh mẽ vào cuối năm 2025.

PV (t/h)