Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nam Định: Làm giàu từ mô hình nuôi tôm công nghệ cao

Với lợi thế là tỉnh có 72km đường bờ biển, Nam Định xác định kinh tế biển là mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội giúp nâng cao đời sống của người dân. Những năm qua, người dân Nam Định đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào việc nuôi tôm nước lợ, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

hình nuôi tôm công nghệ cao của ông Cao Văn Ba (xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Ảnh: Kim Huyền

Điển hình là mô hình nuôi tôm công nghệ cao của ông Cao Văn Ba ở xóm Lâm Hồ, xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Đây chính là mô hình nuôi tôm công nghệ cao đầu tiên trên địa bàn huyện Giao Thủy.

Ông Cao Văn Ba gắn bó với con tôm thẻ chân trắng từ năm 1998. Từ một hộ nuôi truyền thống nhỏ lẻ thu nhập thấp, đến nay ông Cao Văn Ba đã sở hữu mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô tới 5 ha ứng dụng công nghệ cao.

Ông Cao Văn Ba cho biết: "Nuôi tôm công nghệ cao đòi hỏi người nuôi phải đầu tư bài bản trang thiết bị, như phải có sủi, có quạt. Tùy theo ao, nếu ao nhỏ khoảng 300 m2 thì cần đầu tư khoảng 2 quạt, nếu ao khoảng 500 m² vào cần đầu tư khoảng 3 quạt kết hợp cả sủi. Mật độ tôm dày đến đâu thì bổ sung thêm quạt đến đó, nếu nuôi tôm với mật độ dày hơn có thể phải dùng đến 5 -6 quạt.

Thứ hai là phải có hiểu biết về con tôm rất là tốt thì mới nuôi được công nghệ cao. Nuôi tôm công nghệ cao thì có lợi nhuận cao hơn năng suất tốt hơn từ đó giúp thu nhập cao hơn”.

Trên tổng diện tích 5 ha thì có đến 3 ha được ông Ba sử dụng thành 50 ao nuôi tôm với diện tích từ 300 - 1.000 m².

2 ha ta còn lại là diện tích của 5 ao lắng và 1 ao chứa được ông Ba dùng để xử lý nước biển trước khi đưa vào các ao nuôi tôm.

"Tất cả 50 ao nuôi tôm đều được thiết kế là dạng ao nổi. Đó là thay vì đào ao sâu xuống đất thấp hơn mực nước biển theo phương pháp truyền thống trước kia, các ao nuôi này đều được thiết kế có đáy cao hơn mực nước biển từ 30 - 40 cm thành xây cao khoảng 1,7 m và được lót bạt ở bên trong. Nhờ đó ao nuôi đón được nhiều gió, nhiều ánh sáng đồng thời dễ dàng cải tạo vệ sinh phơi đáy nên hạn chế mầm bệnh, hạn chế được rủi ro cho đàn tôm nuôi", ông Ba chia sẻ.

Hệ thống ao, bể nuôi được ông Ba đầu tư trang thiết bị bài bản. Ảnh: Kim Huyền

Theo quan sát, bên trên các ao nuôi được ông Ba dựng thêm khung mái. Mùa hè, ông dùng lưới đen che toàn bộ ao để giảm cường độ ánh sáng, còn mùa đông, ông dùng ni lông phủ kín đến chân ao để giữ ấm cho tôm. Nhờ đó môi trường ao nuôi ít biến động, nhiệt độ ổn định giúp ông Ba nuôi tôm được quanh năm kể cả trong mùa Đông.

Để thu được lợi nhuận cao, ông Ba thường chọn thả nuôi tôm từ tháng 6 (âm lịch) rải rác cho đến tháng 9 (âm lịch), tôm sẽ cho thu hoạch từ tháng 10 (âm lịch) đến dịp lễ 30/04 và 01/05.

Đây chính là nuôi tôm trái vụ đồng thời cũng là thời điểm giá tôm cao nhất trong năm. Nuôi tôm trái vụ -điều mà trước đây nuôi trong ao truyền thống không làm được bởi những tháng cuối năm ở miền Bắc nhiệt độ thấp rất khó để nuôi tôm.

Ông Cao Văn Ba cũng chia sẻ thêm: "Thứ nhất, mật độ nuôi tôm công nghệ cao nên ở vào khoảng 300 con/m² , trung bình 1.000 m² vào thì nuôi được khoảng 6 tấn tôm so với phương pháp truyền thống thì 1.000 m² chỉ nuôi được khoảng 2 - 3 tấn tôm. Rõ ràng, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn dẫn đến việc thành công sẽ lớn hơn".

Nhờ mạnh dạn đầu tư và áp dụng vào mô hình nuôi tôm công nghệ cao mà suốt 10 năm qua vụ tôm nào gia đình ông Cao Văn Ba cũng thắng lợi. Tôm nuôi lớn nhanh khỏe mạnh đạt được kích cỡ to từ 28 đến 30 con/kg. Từ đó giúp tăng sản lượng trên cùng một đơn vị diện tích, tôm thương phẩm bóng đẹp không có dư lượng kháng sinh nên được khách hàng rất ưa chuộng.

Với mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP, hàng năm gia đình ông thu nhập hàng tỷ đồng. Từ năm 2018 - 2022 đạt doanh thu 6 tỷ đồng/năm, riêng 6 tháng đầu năm 2023 thu hoạch 60 tấn tôm thẻ đạt 14 tỷ đồng, trừ chi phí còn thực lãi 6 tỷ đồng.

Nuôi tôm công nghệ cao ở Giao Thủy: Mỗi ha cho ra…tiền tỷ

Với sự năng động của tuổi trẻ, anh Trần Văn Thủy, xã Giao Phong, huyện Giao Thủy cũng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ những hộ nuôi trước. Anh đã thiết kế mô hình nuôi tôm công nghệ cao của mình một cách quy mô và bài bản.

Trên diện tích gần 3 ha toàn bộ các ao nuôi tôm đều được anh Thủy xây dựng trong nhà với hệ thống mái che cố định phủ bạt của Israel có thể chịu được thời tiết nắng mưa trong nhiều năm.

Anh Trần Văn Thủy tâm sự: "Quy mô nuôi tôm công nghệ cao của tôi bao gồm từ khu xưởng ương giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đến giai đoạn tôm thịt là gồm ba giai đoạn. Tất cả quy trình đều xử lý nước và nuôi tôm khép kín trong nhà kính.  Việc làm này sẽ giúp kiểm soát được sự dao động của nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm đồng thời kiểm soát được dao động giữa môi trường nước thì con tôm sẽ khỏe hơn so với nuôi ở ngoài trời rất nhiều".

Hiện tại, cả 30 ao nuôi tôm thì cả 30 ao đều được anh Thủy làm bằng xi măng có lót bạt. Ao nào cũng được anh bố trí đường ống dẫn nước nước sạch vào và thải nước bẩn từ trong ra. Các ao đều được lắp đặt hệ thống máy quạt nước, hệ thống sủi bọt tạo oxy, giúp tôm có được môi trường tốt nhất để phát triển.

Đoàn công tác của lãnh đạo huyện Giao Thủy thăm mô hình nuôi tôm cho thu nhập cao của hộ gia đình anh Trần Văn Thủy. Ảnh internet

Nếu như trước kia với việc nuôi tôm trong ao đất truyền thống, mỗi năm anh Thủy chỉ có thể thực hiện được 2 vụ và chỉ nuôi trong mùa Hè do thời gian của mỗi vụ kéo dài có khi tới 5 tháng thì nay nhờ áp dụng công nghệ cao, mỗi vụ tôm của anh Thủy rút ngắn chỉ còn hơn 3 tháng, đặc biệt anh Thủy còn có thể nuôi tôm quanh năm, từ mùa Hè sang mùa Đông liên tục nhiều vụ hối nhau. Hơn nữa giá tôm nuôi vụ Đông có thể cao gấp đôi nuôi chính vụ trong mùa Hè.

"Nuôi tôm công nghệ cao, với khoảng 300m2 có thể đạt năng suất từ 1,6 - 2 tấn. Hiện, mỗi năm gia đình tôi cung cấp khoảng 150 - 250 tấn tôm thương phẩm ra thị trường, đem lại doanh thu hàng tỷ đồng", anh Thủy phấn khởi nói.

Áp dụng khoa học công nghệ để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững

Là một trong những huyện trọng điểm nuôi thủy sản của tỉnh Nam Định, huyện Giao Thủy hiện có đến 60 cơ sở nuôi tôm công nghệ cao với diện tích gần 50 ha, chiếm tới 12% tổng diện tích nuôi tôm của cả huyện tập trung ở các xã: Giao Phong, Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Quất Lâm.

Sản lượng trung bình của một ha nuôi tôm công nghệ cao đạt từ 40 đến 50 tấn, cho doanh thu khoảng từ 15 đến 20 tỷ đồng một ha một vụ, đem lại giá trị kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi tôm trong ao truyền thống.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã giúp giảm thiểu những bất lợi của thời tiết và dịch bệnh cho người nuôi tôm trong những năm gần đây .Với một môi trường nuôi khép kín, cách ly dịch bệnh có thể nuôi thâm canh với mật độ cao đã mang đến cho người nuôi tôm nhiều lợi ích như giảm rủi ro dịch bệnh cho tôm, nâng cao năng suất và chất lượng con tôm, người nuôi hoàn toàn có thể chủ động về thời vụ trong việc đưa sản phẩm ra thị trường. Từ đó tránh tình trạng được mùa mất giá từ đó tăng giá trị của con tôm.

Giao Thủy cùng với Hải Hậu hiện là hai huyện có diện tích nuôi tôm công nghệ cao lớn nhất của tỉnh Nam Định. Các mô hình công nghệ cao này đã giúp người nuôi tôm nước lợ của tỉnh Nam Định những năm qua phát triển ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao và tạo nên rất nhiều tỷ phú nuôi tôm ở đây.

PV(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ
Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày. Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão
Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão

Ngày 30/4, tại Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn, UBND huyện An Lão (TP. Hải Phòng) tổ chức Lễ dâng hương và chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”. 

Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”
Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”

Từ ngày 29/4 đến hết ngày 7/5/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm - Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh TP. Hải Phòng tổ chức Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc
Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc

Cơ quan Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vừa phát hiện, thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua
Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua

Ngày 29/4/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tổ chức Đại hội đồng Cổ đông Thường niên năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%
IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%

Hôm thứ Ba, ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Châu Á vào năm 2024, với lạm phát giảm nhanh và tăng trưởng kiên cường sẽ giúp khu vực đạt được "hạ cánh mềm" ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại trong hai năm tới.