Cụ thể, theo kế hoạch kiểm toán 2020, KTNN sẽ thực hiện 146 cuộc kiểm toán. Về kiểm toán chuyên đề, Kiểm toán nhà nước dự kiến lựa chọn kiểm toán một số chuyên đề có quy mô lớn, phạm vi rộng để tổ chức kiểm toán nhằm đánh giá toàn diện, xuyên suốt công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công...

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và chương trình dự án, KTNN dự kiến thực hiện 34 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn, được dư luận quan tâm. Như các dự án BT thuộc Khu đô thị mới Thủ thiêm TP.HCM; Đầu tư xây dựng đường vành đai II, III TP. Hà Nội; các tuyến đường trên tuyến Quốc lộ 1A; tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017-2020…

Được biết, dự án Đầu tư mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long được TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 3099/QĐ – UBND ngày 15/6/2016. Đây là một trong những dự án cấp bách của Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù tại Văn bản số 573/TTg – KTN ngày 5/4/2016.

Lễ thông xe giai đoạn 1 dự án mở rộng đường Vành đai 3 dưới thấp, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long.Lễ thông xe giai đoạn 1 dự án mở rộng đường Vành đai 3 dưới thấp, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long (ngày 10/10/2019).

Dự án đầu tư mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long có tổng chiều dài 5,5km. Điểm đầu tại km0 (ngã tư Mai Dịch), điểm cuối km5+500 (cầu Thăng Long). Theo thiết kế, sau khi hoàn thành tuyến đường sẽ 12 làn xe (mỗi bên 6 làn xe), trong đó sẽ có 8 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp. Dự án có tổng mức đầu tư là 3.113 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách của TP Hà Nội. Trong đó, chi phí xây dựng là 821 tỷ đồng, chi phí GPMB là 1.824 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác là 107 tỷ đồng, chi phí dự phòng là 359 tỷ đồng.

Liên danh nhà thầu thi công gồm: Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty Thăng Long – CTCP, Tổng công ty 319 (Bộ QP). Dự án được khởi công ngày 5/10/2016.

Việc đầu tư mở rộng tuyến đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long có ý nghĩa rất quan trọng cho giao thông Thủ đô, đây là tuyến đường huyết mạch kết nối giao thông các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc, các khu Công nghiệp, sân bay Nội Bài… với trung tâm thủ đô Hà Nội.

Dự án khi hoàn thành sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện nay, đồng thời, tạo mặt bằng để Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đầu tư tuyến cầu cạn trên cao từ Mai Dịch đến Cầu Thăng Long, nhằm từng bước đầu tư hoàn thành kép kín tuyến đường Vành đai 3 theo quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Lễ thông xe giai đoạn 1 dự án mở rộng đường Vành đai 3 dưới thấp, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long.Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại lễ thông xe.

Đây là một trong 52 công trình trọng điểm của TP. Hà Nội được ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 và đây cũng là một trong những công trình cấp bách giảm ùn tắc giao thông của TP. Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù về việc giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) khi thực hiện đầu tư xây dựng.

Sau 3 năm thi công, vừa qua (ngày 10/10/2019) để chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND TP. Hà Nội vừa chính thức thông xe giai đoạn một công trình mở rộng đường vành đai 3 dưới thấp, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long.

Theo đại diện Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông cho biết, đây là dự án có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn với tổng diện tích đất phải thu hồi trên 169.636m2 của 877 hộ dân, 57 cơ quan và 14 ngôi mộ cổ. Dự án đã được triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng và mỹ quan công trình.

Lễ thông xe giai đoạn 1 dự án mở rộng đường Vành đai 3 dưới thấp, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long.Đây là dự án có ý nghĩa rất quan trọng cho giao thông Thủ đô, là tuyến đường huyết mạch kết nối giao thông các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc, các khu Công nghiệp, sân bay Nội Bài… với trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Phát biểu và phát lệnh thông xe, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, việc thông xe giai đoạn một công trình mở rộng đường vành đai 3 dưới thấp, đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long có ý nghĩa quan trọng giải quyết kịp thời tình trạng ùn tắc giao thông tại các nút giao thông trọng điểm phức tạp có lưu lượng tham gia giao thông lớn như tuyến đường vành đai 3.

Đặc biệt, tạo điều kiện mặt bằng để Bộ GTVT tải sớm hoàn thành tuyến cầu cạn trên cao tiến tới hoàn thành đầu tư khép kín tuyến đường vành đai 3 theo quy hoạch giao thông vận tải của Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...

Tuấn Ngọc