Nâng cao chất lượng Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) do thành phố Hà Nội triển khai hiện có hơn 300 sản phẩm đạt hạng năm sao, bốn sao và ba sao... có giá trị kinh tế cao. Kết quả này góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân.
Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, thành phố có khoảng 7.200 sản phẩm trong các nhóm ngành hàng Chương trình OCOP. Trong đó, một số sản phẩm có tiềm năng đạt năm sao, đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận là sản phẩm OCOP cấp quốc gia, gồm: Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh và bộ sản phẩm gốm men suối ngọc của Hợp tác xã (HTX) Sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh. Các sản phẩm hạng ba, bốn sao chủ yếu là những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp của các huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Thanh Oai, Thường Tín.
Đáng chú ý, tại huyện Chương Mỹ, khi thực hiện phân hạng đã có hàng chục sản phẩm được công nhận đạt hạng ba, bốn sao, gồm: Bánh ca-ra-men, chân gà ngâm xả ớt, bốn sản phẩm trứng của Công ty cổ phần Tiên Viên; sản phẩm hành lá, rau muống, rau cải, rau mùng tơi, quả cà chua, rau mùi ta của HTX Rau quả sạch Chúc Sơn; gạo hữu cơ của HTX Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú; các sản phẩm mây tre đan của Công ty TNHH Mây tre đan Việt Quang và của Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn (đều ở xã Phú Nghĩa)...
Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, làng nghề và nông sản, đặc sản là lợi thế để Hà Nội triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, tạo ra các sản phẩm hàng hóa đa dạng gắn với các yêu cầu chính: Thực hiện xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; phát triển sản xuất gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con.
Năm nay, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, sẽ tổng hợp, đánh giá, xếp hạng khoảng 700 sản phẩm, trong đó có từ 500 sản phẩm cấp thành phố, 100 sản phẩm cấp quốc gia theo quy định. Mặt khác, việc thực hiện Chương trình OCOP sẽ góp phần thúc đẩy, phát huy sáng tạo cho các doanh nghiệp, HTX và người dân, đồng thời tạo điều kiện để các loại hình kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, nhất là các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ; là cơ hội tốt đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, chế biến, phát triển thị trường đến tiêu thụ sản phẩm, với những hàng hóa chất lượng.
Bên cạnh thành quả đạt được, trong quá trình thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, các chuyên gia đã chỉ rõ những thách thức cần phải vượt qua trong thời gian tới: Phần lớn doanh nghiệp làng nghề hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu mặt bằng sản xuất, đội ngũ lao động có tay nghề cao còn ít, thiếu nguồn vốn để đầu tư sản xuất. Khả năng cạnh tranh của các làng nghề này còn thấp, nguồn nguyên liệu chưa ổn định, sức tiêu thụ sản phẩm hạn chế. Một số sản phẩm truyền thống có dấu hiệu bị mai một, suy giảm. Hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng ở các nơi này ngày càng xuống cấp, môi trường bị ô nhiễm, chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu.
Các cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ kinh doanh, do vậy ít quan tâm tới việc tổ chức kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của nghề và làng nghề, cho nên chưa gây được ấn tượng sâu sắc và thu hút khách trở lại tham quan du lịch. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình chưa tích cực tham gia Chương trình OCOP. Công tác thông tin, truyền thông OCOP tại xã, thị trấn chưa thật sự sâu rộng; các cơ sở sản xuất tham gia chưa chủ động tìm hiểu, nắm rõ về vai trò, lợi ích của chương trình.
Để khắc phục những bất cập, thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp: Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ thực hiện Chương trình OCOP và các chủ thể tham gia. Đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình OCOP. Huy động sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để mở rộng mạng lưới sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng. Tiếp tục tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền, trình diễn văn hóa ẩm thực tại các tuyến phố đi bộ của thành phố. Thông qua các hoạt động kết nối, sẽ có thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao được tiêu thụ ở địa phương, các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích…, góp phần “nâng chất” Chương trình OCOP trong thời gian tới.
Mặt khác, cần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung chuyên môn hóa vào các ngành có lợi thế của từng địa phương và từng ngành để xây dựng chiến lược phát triển. Nghiên cứu các thông tin về thị trường đầu ra, khả năng cạnh tranh, tránh tình trạng làm theo phong trào, tràn lan. Đồng thời, cần đầu tư nâng cao chất lượng dự báo thị trường, nhất là vấn đề dự báo dài hạn và hằng năm để giúp các doanh nghiệp định hướng kinh doanh.
Hoan Nguyễn
Tin mới
Cần Thơ có 92 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, năm 2022, TP. Cần Thơ đã công nhận 51 sản phẩm OCOP, trong đó có 33 sản phẩm 4 sao, 18 sản phẩm 3 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP của thành phố lên 92.
Bình Định và Sài Gòn Tourist hợp tác phát triển du lịch
Chiều 29/03, tại TP. Quy Nhơn,tỉnh Bình Định đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 -2025 giữa UBND tỉnh Bình Định và Tổng công ty du lịch Sài Gòn TNHH MTV (Sài Gòn Tourist). Hai bên thống nhất: Đẩy mạnh hợp tác phát triển, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định.
Tập đoàn HuaLi hỗ trợ xây nhà ở cho hộ nghèo tại Thanh Hoá
Chiều 29/03, đại diện Tập đoàn HuaLi (Đài Loan) đã trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo tại huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu thị trường Australia
Nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu thị trường, thiết lập quan hệ bạn hàng, ký kết hợp đồng, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư, từ ngày 24/06-01/07, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Đoàn giao dịch thương mại tại Australia.
Thanh Hoá đồng loạt tổng kiểm tra hàng trăm cơ sở cầm đồ, cho vay tài chính
Ngày 29/03, hàng trăm cán bộ chiến sĩ thuộc các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Thanh Hoá, Công an thành phố Thanh Hóa và Công an huyện Quảng Xương đã đồng loạt ra quân tổng kiểm tra 188 cơ sở cầm đồ, cho vay dịch vụ tài chính trên địa bàn huyện Quảng Xương và thành phố Thanh Hóa.
Khởi công dự án nhà xưởng xây sẵn tại KCN Bắc Tiền Phong
Dự án Core5 Quảng Ninh có quy mô đầu tư 69.000m2 nhà xưởng xây sẵn đạt tiêu chuẩn quốc tế để cho thuê.
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam
Hải Phòng khôi phục thành công giống cam “tiến vua” được trồng cách đây khoảng 800 năm
Chân dung người phụ nữ truyền cảm hứng cho phái đẹp