# kỳ họp thứ 4
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về cải cách bộ máy hành chính
Dự kiến, hôm nay 30/10, ngày đầu tiên tuần làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ dành cả ngày thảo luận về cải cách bộ máy hành chính nhà nước.
11 địa phương sử dụng vượt 7951 biên chế
Hiện nay, có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao.
Chỉ số cải cách hành chính năm 2016 đạt trên 70%
Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 của Quốc hội cho biết chỉ số cải cách hành chính năm 2016 của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố đều đạt giá trị trung bình trên 70%.
Nhiều tồn tại trong cải cách hành chính
Mở đầu ngày làm việc đầu tiên của tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu
Đánh giá về cải cách hành chính Nhà nước hiện nay, nhiều ĐBQH cho rằng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; tổ chức và biên chế ngày càng phình to.
ĐB Nguyễn Sĩ Cương: Buôn lậu thuốc lá vẫn diễn ra công khai
Đề cập tới vấn đề chống buôn lậu thuốc lá tại phiên thảo luận tại hội trường sáng 31/10, ĐB Nguyễn Sĩ Cương (Đoàn Ninh Thuận) cho rằng, Chính phủ cần sáng suốt khi đưa ra các giải pháp, tránh tình trạng “lợi bất cập hại”.
Mỗi năm, Việt Nam thất thu khoảng 170 tỷ USD do chuyển giá
Thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế sáng 31/10, ĐB Phạm Trọng Nhân (Đoàn Bình Dương) bày tỏ sự lo ngại về hoạt động của doanh nghiệp FDI.
Đại biểu “hiến kế” tận dụng sức mạnh công nghiệp 4.0
Thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế chiều ngày 31/10, ĐB Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội cho rằng, có 3 nội dung chính Chính phủ cần quan tâm để tận dụng sức mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cải cách tiền lương: Tạo động lực phát triển
ĐBQH Bùi Sỹ Lợi: “Đã đến lúc phải nghiên cứu đề án cải cách chính sách tiền lương để làm sao nâng cao hiệu lực, hiệu quả lao động. Đây là yếu tố để tăng năng suất lao động, tinh gọn bộ máy nhà nước và tạo ra động lực phát triển cho đất nước”.
ĐBQH Phan Thái Bình: "Mạnh dạn đổi mới cải cách thang, ngạch, bậc lương"
Hiện nay, mức lương của công chức hành chính chưa phản ánh được giá trị cống hiến của người lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, không thu hút được người tài...
Vụ Thuận Phong: “Cân nhắc gì những hơn 2 năm chưa xong?”
Tranh luận tại hội trường sáng nay, ĐB Nguyễn Sĩ Cương (Đoàn Ninh Thuận) bày tỏ sự bức xúc khi vụ việc Thuận Phong tới giờ vẫn chưa được xử lý. Trước quan điểm của ĐB cho rằng cần cân nhắc vì lo ngại ảnh hưởng tới uy tín của DN, ĐB Cương cho rằng “cân nhắc gì những hơn 2 năm vẫn chưa xong?”.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Theo quy định pháp luật, phân bón Thuận Phong là giả
Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận sáng nay 2/11, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay, “về kết quả giám định chất chính trong thành phần phân bón, các cơ quan chức năng thống nhất thành phần chính là chất chính dưới 70%, nên chưa đạt, theo quy định của pháp luật là giả”.
Lùi thời gian áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới
Chiều 2/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe báo cáo, thảo luận về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới (Chương trình) tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
ĐBQH Cao Đình Thưởng: Đổi mới giáo dục trước tiên phải xem lại tư duy
Theo ĐBQH Cao Đình Thưởng: Đổi mới giáo dục, trước hết phải xem lại tư duy về giáo dục Việt Nam, đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác đào tạo giáo viên, chất lượng đội ngũ, chất lượng sách giáo khoa và cuối cùng mới là công tác thi cử.
Vốn “khủng” đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc tuyến Bắc-Nam phía đông
Theo Tờ trình, tổng mức đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 118.716 tỷ đồng (xác định theo mặt bằng giá quý II/2017).
Đề xuất 2 phương án về giá dịch vụ tại dự án cao tốc 118.000 tỷ
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh vừa trình Quốc hội Báo cáo thẩm tra Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 – 2020. Cơ bản tán thành với nhiều nội dung, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đưa ra một số đề nghị.
Hôm nay, Quốc hội thảo luận công tác phòng ngừa, chống tội phạm, tham nhũng
Sáng nay 6/11, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tóm tắt Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2017.
Tội phạm buôn lậu, hàng giả hàng nhái diễn biến phức tạp
Theo Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2017 trước Quốc hội của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, tội phạm buôn lậu, hàng nhái hàng giả, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới diễn biến phức tạp
7 nhóm tội phạm và vi phạm pháp luật “nổi cộm”
Năm 2017, Chính phủ, TAND, VKSND đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án… Tuy nhiên, có 7 nhóm tội phạm và vi phạm pháp luật rất đáng quan tâm.
ĐBQH quan ngại về tình hình tham nhũng
Thời gian qua, tình hình tham nhũng cấp tỉnh ít được phát hiện và xử lý…, các ĐBQH đặt vấn đề, phải chăng chúng ta đang bỏ lọt tham nhũng cấp này hay khi phát hiện thì xử lý theo kiểu khép kín nội bộ, phê bình nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm…