Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đại biểu “hiến kế” tận dụng sức mạnh công nghiệp 4.0

Thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế chiều ngày 31/10, ĐB Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội cho rằng, có 3 nội dung chính Chính phủ cần quan tâm để tận dụng sức mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đại biểu “hiến kế” tận dụng sức mạnh công nghiệp 4.0 - Hình 1

ĐB Nguyễn Phi Thường, Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Còn ngơ ngác

Theo ĐB Phi Thường, việc “ giải cứu thịt heo” vừa qua cho thấy, chúng ta đang “lấm lưng” như thế nào trên chợ khu vực. Nhiều điểm yếu được bộc lộ như thiếu thông tin; phương thức sản xuất kinh doanh manh mún.

“Nhìn sang nước bạn thấy rõ, một quả táo dù bán ở ngóc ngách nào trên trái đất này thì người dùng chỉ với chiếc smartphone có thể tìm được gia chủ, thời điểm thu hoạch, số lần phun thuốc... Còn chúng ta thì ngơ ngác trong một sân chơi toàn cầu với sự chi phối mạnh từ cuộc cách mạng công nghệ đến người chơi và cả luật chơi”, ĐB Phi Thường nêu quan điểm.

Có thể thấy, công nghệ đang làm thay đổi xã hội nhanh chóng, các chuẩn mực, các giá trị và các trật tự đều có thể được công nghệ làm biến đối khôn lường. Vậy Việt Nam đang đứng ở đâu trong cuộc cách mạng 4.0? Nền tảng công nghệ mà Việt Nam đang có là gì và chúng ta có đón bắt được luồng gió mới từ cuộc cách mạng 4.0 hay không?

ĐB Phi Thường chỉ rõ về những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt. Trước tiên, rõ nhất, chính là nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam phần lớn còn đang chưa hoàn thành trạng thái 2.0, tức vẫn ở dạng mông muội- người điều khiển máy đơn dùng và chưa có trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó ở một số hoạt động lại có những hệ máy tiến lên 3.0 nhưng không phải do chủ động về công nghệ mà do sự du nhập trong toàn cầu hóa và tính bắt buộc phải có, dẫn dắt theo dây chuyền sản xuất của thế giới. Nền sản xuất trở nên phân mảnh, đứt gãy và tạo sản phẩm đầu ra nhiều khiếm khuyết để rồi hàng hóa không có sức cạnh tranh.

Thứ hai, hầu như trong mọi ngành nghề, sẽ vấp phải lựa chọn cực khó về thay đổi phương thức làm việc và trang thiết bị đi theo. Sự bắt buộc phải qua 3.0 trước với đặc trưng là xử lý công việc theo một hệ máy, kết nối với trái tim là một máy chủ được người điều khiển nhưng đây là việc quá khó bởi sự khấp khểnh trong quy trình quản trị xã hội và doanh nghiệp.

“Trường hợp lạc quan nhất, nếu chúng ta đạt ngưỡng 3.0 thì so với trí tuệ nhân tạo chủ động của kỷ 4.0 thì thua rất xa, vì thế cạnh tranh tổng thể các mặt so với thế giới sẽ yếu”, ĐB Thường nhận định.

Đáng chú ý, Việt Nam lâu nay trông chờ vào dòng vốn FDI với sự dịch chuyển công nghệ, vốn, và quản trị hiện đại. Tuy nhiên, hầu hết các ngành nghề thu hút FDI là thâm dụng lao động, tài nguyên và chi phí rẻ như: chi phí nhân công và ưu đãi thuế, đất đai. Bước lên 4.0, xu hướng các dòng vốn FDI sẽ quay đầu chảy về chính quốc để tận dụng sức mạnh của cách mạng 4.0 tại đó tốt hơn.

Thế mạnh “nguồn nhân lực giá rẻ” rất có thể trở thành gánh nặng xã hội khi người lao động không có đủ sức cạnh tranh với những cỗ máy ngày càng thông minh và chi phí cực rẻ (đã có những dự báo là tới 86% lao động dệt may có thể mất việc vì cách mạng 4.0). Và từ đó, hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng trở nên trầm trọng khi lực lượng lao động được phân định lạnh lùng: lao động tri thức/lao động cơ bắp.

Hãy học cách của Uber

Cho rằng, dù có cơ hội nhưng thách thức là nhiều hơn, ĐB Phi Thường kiến nghị 3 nội dung Chính phủ cần quan tâm, triển khai.

Đó là, Chính phủ cần tiên phong công bố và phổ biến chiến lược và chính sách quốc gia về cách mạng 4.0 và sử dụng công cụ chính sách để kích ứng sự thay đổi mạnh mẽ ở các doanh nghiệp.

Theo đó, khoa học công nghệ cần phải thực sự là “quốc sách hàng đầu” định hướng nghiên cứu vào và phục vụ CM 4.0 chứ không phải như cách hiện nay, dự kiến phân bổ một ngân sách ít ỏi khoảng 2%, phân bổ thực tế đâu đó khoảng 1,5% tổng chi ngân sách nhà nước và cuối năm là lại chi không hết với các lý do “muôn năm cũ”.

Các nhà khoa học và nhân tài công nghệ cũng cần được tập trung, nghiên cứu trong một số tổ hợp khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia, vừa nghiên cứu vừa sản xuất kinh doanh và chỉ tập trung vào các công nghệ cốt lõi chính của 4.0 như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, robot…

“Cần xác định đặc trưng cách mạng 4.0 cho Việt Nam là “thông minh” đồng thời ưu tiên các tiềm năng quốc gia như: Nông nghiệp, giáo dục, y tế, du lịch, môi trường,… Hãy học cách Uber làm vận tải thông minh bằng cách kết hợp công nghệ và kinh tế chia sẻ. Chẳng hạn, du lịch phải gắn kết công nghệ số để bán và vận hành các chuỗi dịch vụ; để giới thiệu, quảng bá ra thế giới, rồi y tế thông minh, giao thông và đô thị thông minh”, ĐB Phi Thường gợi mở.

Quan trọng hơn, nền kinh tế Việt Nam cần một số điều chỉnh như sửa lại cơ cấu, thể chế thị trường và hệ thống tài chính. Chiến lược chung là hướng vào dịch vụ, thậm chí chủ đạo hơn công nghiệp. Đó là dịch vụ du lịch, logistic, tài chính, bảo hiểm chú trọng mở ra toàn cầu và hoạt động trên lĩnh vực bán lẻ và hệ thống kinh tế chia sẻ.

Và cuối cùng, làm sao để mọi lĩnh vực, ngành nghề trong nước đều xác định rõ trọng điểm đầu tư và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực công nghệ (có tri thức công nghệ, có khả năng làm chủ công nghệ, có thể thực hiện các hoạt động trong môi trường công nghệ cao). Ở một số lĩnh vực mà thế giới đã tiến rất xa như tài chính, ngân hàng, năng lượng, giao thông vận tải, … Chính phủ nên hỗ trợ đi tắt đón đầu, đầu tư tiếp cận thẳng công nghệ 4.0 thay vì để các cơ quan, doanh nghiệp tự mày mò, nghiên cứu.

Đoàn Huế

Bài liên quan

Tin mới

Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Nga tịch thu 440 triệu USD, chuyện gì đang xảy ra?
Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Nga tịch thu 440 triệu USD, chuyện gì đang xảy ra?

Tòa án Nga ra phán quyết tịch thu khoảng 440 triệu USD của JPMorgan Chase - ngân hàng lớn nhất Mỹ - ở nước này. Đây là vụ kiện do Ngân hàng Ngoại thương Nga VTB đệ trình nhằm tìm cách thu hồi số tiền bị phong tỏa ở Mỹ.

Cần có nhiều hơn những tác phẩm văn học nghệ thuật ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc
Cần có nhiều hơn những tác phẩm văn học nghệ thuật ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc

Sáng 25/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Văn học, nghệ thuật với đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng”. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đến dự.

Giao dịch thận trọng, VN-Index giằng co
Giao dịch thận trọng, VN-Index giằng co

NDO - Trong phiên giao dịch ngày 25/4, sau phiên tăng điểm mạnh hôm qua, sự thận trọng của nhà đầu tư đã quay trở lại khiến thị trường giao dịch giằng co. Lực bán lan rộng nhưng không mạnh nên VN-Index chỉ giảm 0,64 điểm xuống mức 1.204,97 điểm khi chốt phiên.

Tạm giữ 31 tấn đường kính trắng do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu gian lận
Tạm giữ 31 tấn đường kính trắng do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu gian lận

Cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa tiếp tục tạm giữ 31 tấn Đường kính trắng, loại 50kg, Product of Thailan, NSX: 01/03/2022, HSD: 01/03/2025 có dấu hiệu gian lận về thời hạn sử dụng.

Quận Ngô Quyền tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ Giỏi năm 2024
Quận Ngô Quyền tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ Giỏi năm 2024

Sáng 25/4, Ban Thường vụ Quận ủy Ngô Quyền, TP. Hải Phòng tổ chức Vòng Chung khảo “Hội thi Bí thư Chi bộ Giỏi” năm 2024. Dự Hội thi có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ, đồng chí Đào Khánh Hà, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy; đồng chí Đào Trọng Đức, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy.

Bắt 25 đối tượng trong đường dây đánh bạc giao dịch hơn 700 triệu đồng/ngày
Bắt 25 đối tượng trong đường dây đánh bạc giao dịch hơn 700 triệu đồng/ngày

Công an TP. Vinh, tỉnh Nghệ An vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc hoạt động dưới hình thức đánh số lô, số đề sử dụng công nghệ cao thông qua ứng dụng mạng xã hội Telegram, bắt giữ 25 đối tượng và thu giữ nhiều tang vật có liên quan.