# BRT
Hà Nội: Xử lý nghiêm phương tiện cá nhân lấn làn buýt nhanh BRT
Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội kiến nghị xử nghiêm phương tiện cá nhân lấn làn buýt nhanh BRT.
Khẩn trương lập dự án trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị thông minh
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2017.
Buýt nhanh đội giá
Vào lúc 6 giờ 15 phút sáng 29-12-2016, xe buýt nhanh (BRT) mang số hiệu BRT 01 rời bến xe Kim Mã (Hà Nội). Trên xe là cán bộ thành phố và nhà thầu, cùng dăm khách tình cờ lên xe. Những cán bộ trên xe khá lo lắng. Đã hơn 10 năm qua, Hà Nội “thai nghén” dự án BRT nhằm tìm lời giải cho bài toán chống ùn tắc giao thông nội thị. Giờ chuyến BRT đầu tiên đã lăn bánh, nhưng lại đối mặt với những phản ứng trái chiều của dư luận.
Kỳ 2- Buýt nhanh đội giá: Cuộc thử nghiệm “nghìn tỷ”
Buýt nhanh (BRT) là hợp phần chủ đạo trong Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội. Sau khoảng 10 năm “trăn trở” với dự án, Hà Nội chi tiêu nhiều gói thầu giá chục tỷ, trăm tỷ đồng... với kỳ vọng sẽ giải bài toán giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông Hà Nội. Cái giá mà Hà Nội đưa ra là trên, dưới 1.000 tỷ đồng để có cuộc thử nghiệm táo bạo cho tuyến buýt BRT Kim Mã - Yên Nghĩa.
Kỳ 3- Buýt nhanh đội giá: “Chiếc bánh” phát triển giao thông đô thị Hà Nội
Trong quá trình tìm hiểu thông tin về dự án (DA) buýt nhanh (BRT) với những chiếc xe “dát vàng” và hạ tầng kèm theo đáng giá “nghìn tỷ” của Hà Nội, chúng tôi ngỡ ngàng trước khả năng “chẻ” DA của đơn vị chủ đầu tư. Cứ mỗi lần DA được “chẻ” ra, vốn cho DA lại được… chuyển theo hướng đầu tư “thêm” cho khá nhiều sở, ngành nữa.
Hà Nội dự kiến mở thêm tuyến buýt nhanh Kim Mã - Hòa Lạc
Thời gian tới, TP. Hà Nội sẽ nghiên cứu mở tuyến buýt nhanh 02 chạy từ Kim Mã đi Hòa Lạc.