# thông tin giả mạo
Hướng dẫn cách nhận diện thông tin xuyên tạc, giả mạo
Theo Bộ Công an, hiện nay trên không gian mạng xuất hiện rất nhiều trang mạng, tài khoản đăng tải thông tin giả. Do đó, khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng, người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.
VFF cảnh báo thông tin vé giả trước trận U23 Việt Nam vs U23 Myanmar
Trận đấu giao hữu giữa U23 Việt Nam vs U23 Myanmar, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) chưa công bố kế hoạch bán vé, nhưng thời gian qua đã xuất hiện rất nhiều trang mạng xã hội đăng tải thông tin bán vé xem trận đấu nhằm trục lợi bất chính. Trước vấn đề này, VFF đề nghị người hâm mộ cẩn thận, tuyệt đối không tiến hành bất kỳ giao dịch nào với các trang bán vé không phải trang chính thống của VFF.
Thông tin "không cho người dân di chuyển trong 7 ngày"' là giả mạo
Ngày 13/8, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, thông tin "không cho người dân di chuyển trong 7 ngày" đang được chia sẻ trên mạng xã hội là giả mạo.
Thông tin Trung tâm báo chí TP. Hồ Chí Minh kêu gọi tài trợ là giả mạo
Trung tâm báo chí TP. Hồ Chí Minh khẳng định, không có chuyện đơn vị này phối hợp cùng Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan báo chí tổ chức sự kiện để kêu gọi tài trợ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo thông tin sai lệch trước tin đồn lộ đề thi Ngữ văn
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa lên tiếng chính thức cảnh báo về thông tin sai lệch đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.