Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga nhắc: "chiến tranh hạt nhân" - Tung đòn ly gián Mỹ

Giới chức và chuyên gia Nga cho rằng việc Mỹ tấn công Syria là chống lại Nga và đẩy thế giới đến bờ vực một cuộc chiến hạt nhân.

Lời cảnh báo sắc lạnh

Nghị sĩ Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) Mikhail Yemelyanov ngày 9/4 đã lên tiếng cáo buộc hành động Mỹ tấn công căn cứ quân sự của Syria là vi phạm luật pháp quốc tế và có thể gây ra một “cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba” khác với nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Yemelyanov nói: “Những gì liên quan tới cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học đều là lừa dối. Không có vụ tấn công hóa học nào do quân chính phủ Syria gây ra hết và có thể điều đó đã không xảy ra trong tình hình hiện nay ở Syria.

Vũ khí hóa học đã được mang ra khỏi Syria từ lâu và người Mỹ biết rõ điều này vì họ kiểm soát quá trình vận chuyển. Đó chỉ là lý do để Mỹ trực tiếp can thiệp vào cuộc xung đột ở Syria”.

Nga nhắc:

Ông Mikhail Yemelyanov

Nghị sĩ Nga nhấn mạnh rằng hành động tấn công của Mỹ không chỉ chống lại Syria mà còn chống lại cả Nga vốn đang ủng hộ chính phủ Syria một cách hợp pháp. Theo ông Yemelyanov, khi tấn công sân bay của Syria người Mỹ đã không suy nghĩ xem liệu có công dân Nga ở đó hay không. Chính vì vậy, cuộc tấn công này ít nhất có thể gây ra một “cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba” khác và đẩy thế giới đến bên bờ một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Ông Yemelyanov đánh giá Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chứng tỏ ông là một chính trị gia không có lý trí, táo bạo và khó đoán định. Tuy nhiên, nghị sĩ Nga vẫn nhận định ông Trump phải cân nhắc về quyết định của mình và sẽ dừng lại sau khi đã gây tổn hại tới mối quan hệ Nga-Mỹ. Vấn đề đặt ra là Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ tới Moscow nhưng để bàn bạc về điều gì sau vụ tấn công?

Một nghị sĩ Duma Quốc gia khác là Pyotr Tolstoi lên án vụ tấn công bằng tên lửa của Mỹ nhằm vào căn cứ quân sự của Syria là hành động thách thức luật pháp quốc tế. Mỹ và các đồng minh không có quyền tự quyết định sẽ trừng phạt ai, không có quyền tự phán quyết ai tốt, ai xấu. Mỹ đã làm điều đó mà không có một cuộc điều tra và bằng chứng quốc tế.

Nga tung đòn lý gián

Trong khi đó, giới phân tích Nga cũng đánh giá việc Mỹ phóng tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Al-Shayrat ở tỉnh Homs, Syria là động thái mang tính bước ngoặt trong chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Nga nhắc:

Người Nga đang ra sức phỏng đoán ý đồ của Mỹ sau vụ tấn công

Giám đốc Câu lạc bộ "Valdai" Dmitry Suslov coi đây là thắng lợi hoàn toàn của một bộ phận “quyền lực” ở Mỹ trước Tổng thống Donald Trump.

Theo ông Suslov, chính quyền Tổng thống Trump là chính quyền “bình thường” của đảng Cộng hòa, nơi những vấn đề quan trọng hiện đều do Phó Tổng thống Mike Pence và Bộ trưởng Quốc phòng Jame Mattis quyết định.

Những người thân cận với Tổng thống Trump bị đẩy xuống vị trí thứ yếu. Vụ phóng tên lửa này cũng cho thấy rằng chính quyền Tổng thống Trump sẽ tiếp tục thực thi chính sách chỉ vì lợi ích của giới “quyền lực” trong đảng Cộng hòa, trông cậy vào sức mạnh quân sự, xem nhẹ ý kiến của các đồng minh và đối tác, coi thường luật pháp quốc tế.

Chính quyền Tổng thống Trump sẽ tự quyết định sử dụng sức mạnh quân sự, từ chối bất cứ cuộc tham vấn nào trước.

Theo nhà phân tích này, đối với Nga, Mỹ đang trở thành đối tác nguy hiểm và phức tạp nhất. Việc Mỹ không kích vào sân bay Syria tạo ra nguy cơ leo thang đối đầu giữa 2 cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới này.

Mối quan hệ Nga-Mỹ đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, 2 nước sẽ rơi vào tình trạng nguy cấp bên bờ vực sử dụng sức mạnh quân sự chống lại nhau.

Ngay cả dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ cũng không giáng một đòn rất mạnh vào lòng tin như thế. Hợp tác Nga-Mỹ trong vấn đề Syria đang bị loại bỏ, và trong vấn đề Ukraine cũng sẽ như vậy.

Nga nhắc:

Máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không của Nga tại Syria

Ông Suslov cảnh báo quân đội Nga và những tổ hợp phòng thủ tên lửa rất mạnh của Nga đang hiện diện tại Syria.

Nếu Mỹ tiếp tục hành động quân sự chống lại chế độ Tổng thống Bashar al-Assad, Nga buộc phải có biện pháp đáp trả nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước Syria trước các hành động xâm lược.

Theo ông, cuộc đối đầu quân sự căng thẳng nhất giữa Nga và Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 có thể đang ở phía trước. Sự đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và Mỹ tưởng chừng như ít có khả năng xảy ra khi Tổng thống Trump lên nắm quyền hiện hoàn toàn có thể cảm nhận được.

Mỹ sẽ thỏa hiệp?

Nhà phân tích người Nga cho rằng phương án khôn ngoan nhất hiện này là tiến hành các cuộc tham vấn khẩn trương giữa Nga và Mỹ về vấn đề vũ khí hóa học tại Syria, như Moskva và Washington đã từng làm vào năm 2013.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump hiện nay chưa hẳn đã quan tâm tới điều này và sẽ tiếp tục cáo buộc Nga trong tất cả mọi vấn đề. Washington sẽ không tiến hành đàm phán cho dù là về trao đổi thông tin tình báo hay giải giáp vũ khí hóa học.

Nga nhắc:

Nga đình chỉ Thỏa thuận tránh xảy ra sự cố với Mỹ tại Syria.

 Đối với Nga, còn 2 sự lựa chọn: hoặc là đầu hàng hoặc giữ nguyên hiện trạng, bảo vệ chế độ Syria. Nga cần phải nhanh chóng tăng cường sự hiện diện quân sự tại Syria và phát đi tín hiệu rõ ràng rằng Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga có thể bắn rơi máy bay Mỹ nếu máy bay Mỹ còn xuất hiện trên không phận Syria.

Quan điểm cứng rắn như vậy có thể làm lạnh những cái đầu nóng trong chính quyền Tổng thống Trump, nhưng mặt khác, có thể dẫn Nga tới miệng hố chiến tranh với Mỹ.

Như trường hợp năm 1962, trong điều kiện đối đầu vô cùng nguy hiểm, hai bên đã tìm kiếm được những giải pháp khôn ngoan hơn. Tuy nhiên, nếu tính đến sự bốc đồng và khó tiên đoán của Tổng thống Trump thì có thể có rất ít cơ hội.

Ông Suslov mỉa mai rằng có thể Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ mang tới Nga những phương án giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria trong chuyến thăm tới Moscow ngày 11-12 tới.

Bảo Lâm -Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%
IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%

Hôm thứ Ba, ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Châu Á vào năm 2024, với lạm phát giảm nhanh và tăng trưởng kiên cường sẽ giúp khu vực đạt được "hạ cánh mềm" ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại trong hai năm tới.

Thu hồi lô dung dịch uống Calcium-Nic extra vi phạm chất lượng
Thu hồi lô dung dịch uống Calcium-Nic extra vi phạm chất lượng

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi trên toàn quốc lô dung dịch uống Calcium-Nic extra, do Công ty TNHH Dược phẩm USA - NIC sản xuất, do vi phạm chất lượng mức độ 2.

Bộ đội biên phòng Quảng Ninh: Bắt quả tang đối tượng buôn bán 41g heroin
Bộ đội biên phòng Quảng Ninh: Bắt quả tang đối tượng buôn bán 41g heroin

Hồi 7h05p, ngày 28/4/2024, tại khu vực đối diện Bến xe Bãi Cháy, thuộc tổ 1, khu 1, phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, Đội đặc nhiệm phòng chống ma tuý và tội phạm (Phòng phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh) phối hợp với đồn BPCK cảng Hòn Gai phát hiện, bắt giữ Lò Văn Tiêng (SN 1994, trú tại Bản Pi, Xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) có hành vi nghi mua bán trái phép chất ma túy.

Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển
Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chủ quyền không thể tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phải đánh đổi bằng máu xương của bao thế hệ, viết nên bản hùng ca bất tử về công cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Châu Âu vẫn đam mê khí đốt của Nga
Châu Âu vẫn đam mê khí đốt của Nga

Mặc dù Liên minh Châu Âu (EU) đã giảm mua khí đốt Nga nhưng một lượng đáng kể vẫn đang chảy vào khối.

Cảnh giác với nhiều thủ đoạn mượn tài khoản ngân hàng để lừa đảo
Cảnh giác với nhiều thủ đoạn mượn tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Thông tin từ Công an TP. Hà Nội, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi.