Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga sở hữu lượng tiền mặt chưa từng có nhờ Mỹ và một đồng minh

Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA), Nga đang bước vào năm thứ ba của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine với lượng tiền mặt chưa từng có trong kho bạc chính phủ. Số tiền được hỗ trợ bởi doanh số bán dầu thô kỷ lục 37 tỷ USD cho Ấn Độ năm 2023.

Dầu Nga vốn từng được bán cho Châu Âu nhưng sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Kiev bắt đầu (tháng 02/2022), phương Tây đã áp lệnh trừng phạt lên mặt hàng này.

Doanh số bán dầu thô của Nga cho Ấn Độ đã đạt mức kỷ lục là 37 tỷ USD trong năm 2023. (Nguồn: Getty Images)
Doanh số bán dầu thô của Nga cho Ấn Độ đã đạt mức kỷ lục là 37 tỷ USD trong năm 2023. Nguồn Getty Images.

Theo CREA, chỉ tính riêng doanh số bán dầu thô của Nga cho Ấn Độ - một đồng minh của Mỹ - đã đạt mức kỷ lục là 37 tỷ USD trong năm 2023. Sau đó, đất nước Nam Á đã lọc dầu và xuất khẩu một phần sang Mỹ dưới dạng sản phẩm dầu mỏ.

Như vậy, việc bán dầu thô của Nga sang Ấn Độ không bị trừng phạt và hoàn toàn hợp pháp. Các chuyên gia cho rằng, khối lượng vận chuyển khổng lồ có thể liên quan đến “hạm đội bóng tối”. Hạm đội này gồm các tàu chở dầu thô được Moscow đặc biệt tạo ra để giao dịch với các nước mua dầu, lách lệnh trừng phạt từ phương Tây.

háng 12/2022, Liên minh Châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Australia đã ra quyết định áp mức trần với giá dầu Nga nhằm hạn chế nguồn lực tài chính của Moscow. Biện pháp này cấm các công ty cung cấp dịch vụ hàng hải như bảo hiểm, tài chính và vận chuyển cho nguồn dầu Nga được bán với giá trên 60 USD/thùng.

Vì các công ty bảo hiểm phương Tây đảm trách khoảng 90% khối lượng vận chuyển hàng hóa trên thế giới nên chính sách này được kỳ vọng sẽ thành công.

Tuy nhiên, dầu tiêu chuẩn của Nga - thường được xuất khẩu bởi các tàu phương Tây buộc phải tuân theo lệnh trừng phạt - đã giao dịch trên mức giá trần kể từ giữa tháng 07/2023. Dầu của nước này vẫn "ào ào" đến Ấn Độ và Trung Quốc, bơm hàng trăm triệu USD mỗi ngày vào Điện Kremlin.

Để ngăn chặn hoạt động trên, đầu tháng Hai, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra gói trừng phạt mới đối với các tàu và công ty bị nghi ngờ giúp vận chuyển dầu thô của Nga.

Viktor Katona, người đứng đầu bộ phận phân tích dầu thô tại Công ty nghiên cứu thương mại Kpler nhận định: “Giới hạn giá là nguyên nhân thực sự dẫn đến việc hình thành 'hạm đội bóng tối'. Chuỗi cung ứng càng dài thì càng khó giải quyết vấn đề chuyển giao giữa các tàu và việc xác định chi phí thực sự của một thùng dầu Nga càng khó khăn hơn".

Một tàu chở dầu neo tại cảng Kozmino, vịnh Nakhodka, gần thành phố Nakhodka, Nga, tháng 12/2022. (Nguồn: Reuters)
Một tàu chở dầu neo tại cảng Kozmino, vịnh Nakhodka, gần thành phố Nakhodka, Nga, tháng 12/2022. Nguồn Reuters.

"Hạm đội bóng tối" đã cho phép Nga tạo ra một cơ chế vận chuyển song song, có thể vượt qua các trọng tâm của lệnh trừng phạt từ phương Tây. Hàng trăm tàu ​​chở dầu có quyền sở hữu không rõ ràng, sử dụng các tuyến đường phức tạp đã vượt biển đến tay các quốc gia cần dầu Moscow.

Ban đầu, hạm đội này được ước tính có khoảng 600 chiếc, tương đương 10% tổng số tàu chở dầu lớn trên toàn cầu. Đây là những phương tiện từng chuyển dầu cho Iran và Venezuela nhằm tránh lệnh trừng phạt từ phương Tây, nhưng gần đây chuyển sang chở dầu thô Nga.

Windward, một công ty trí tuệ nhân tạo hàng hải, đã phân tích các hoạt động vận chuyển toàn cầu và phát hiện, có tới 588 chuyến đi trực tiếp của tàu chở dầu từ Nga đến Ấn Độ vào năm 2023.

Pole Star Global cũng đã kiểm tra tuyến đường ngoài khơi Hy Lạp và phát hiện hơn 200 chuyến đi vào năm 2023 của các tàu dầu Nga di chuyển đến vịnh Laconia và chuyển dầu sang một tàu khác, rồi dầu sẽ đi tiếp đến Ấn Độ.

Nhờ đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đã vơi đi sức ép từ các lệnh trừng phạt dầu mỏ. Doanh thu của Nga tăng vọt lên mức kỷ lục 320 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến ​​sẽ còn tăng hơn nữa.

Theo một số nhà phân tích, khoảng một phần ba số tiền nói trên đã được chi cho chiến dịch quân sự ở Ukraine năm ngoái và một tỷ lệ lớn hơn vẫn được dành để tài trợ cho chiến dịch này trong năm 2024.

Ấn Độ cho rằng, việc mua hàng từ Nga như một "phương tiện" để giữ giá dầu toàn cầu ở mức thấp hơn vì nước này không cạnh tranh với các quốc gia phương Tây về dầu mỏ ở Trung Đông.

Bộ trưởng Dầu khí và Khí tự nhiên Ấn Độ Hardeep Singh Puri nói với CNBC rằng: “Nếu chúng tôi bắt đầu mua thêm dầu từ Trung Đông, giá dầu sẽ không ở mức 75 hay 76 USD/thùng, nó sẽ là 150 USD/thùng".

Vai trò của Ấn Độ trong thương mại dầu mỏ toàn cầu cũng được phản ánh qua số phận các sản phẩm dầu mỏ được sản xuất từ ​​dầu thô của Nga. Một phần dầu thô được tinh chế thành các sản phẩm dầu tại các nhà máy lọc dầu ở bờ biển phía Tây Ấn Độ, sau đó xuất khẩu sang Mỹ và các nước phương Tây khác đã ký lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Moscow.

Ảnh internet.
Nga sở hữu lượng tiền mặt chưa từng có nhờ Mỹ và một đồng minh. Ảnh internet.

Các sản phẩm được tinh chế bên ngoài Nga không nằm trong phạm vi trừng phạt - một thiếu sót mà các nhà phê bình gọi là “lỗ hổng nhà máy lọc dầu”.

Phân tích của CREA ước tính, vào năm 2023 Mỹ là nước mua nhiều nhất các sản phẩm dầu đã được Ấn Độ lọc từ dầu thô của Nga. Các thương vụ trị giá 1,3 tỷ USD này thực hiện từ đầu tháng 12/2022.

Moscow cũng đã tìm ra cách để thu thêm tiền từ quá trình lọc dầu và xuất khẩu này. Một trong những nhà máy lọc dầu và cảng của Ấn Độ chấp nhận dầu thô của Nga nằm ở Vadinar và được điều hành bởi một công ty có tên Nayara Energy. Công ty này do tập đoàn dầu mỏ nhà nước Nga Rosneft sở hữu 49,1% cổ phần.

"Mỹ đã nhập khẩu các sản phẩm dầu trị giá 63 triệu USD được tinh chế ở Vadinar vào năm 2023 và khoảng một nửa lượng dầu thô sử dụng trong nhà máy là của Nga", CREA thông tin.

Báo cáo của CREA nói thêm, xuất khẩu từ Vadinar “dẫn đến nguồn thu thuế đáng kể cho Điện Kremlin dưới hình thức đánh thuế dầu thô xuất khẩu của Nga” và cũng thông qua lợi nhuận mà Rosneft kiếm được từ việc tinh chế rồi bán lại cho các nước phương Tây.

Giới phân tích nhận định, lợi nhuận mà các bên có thể thu về từ những chiến lược tránh né lệnh trừng phạt sẽ rất lớn. Ông Ami Daniel, giám đốc điều hành Windward khẳng định: "Đây một thứ sinh lợi đáng kinh ngạc. Và các thương nhân cũng đối mặt với cám dỗ rất lớn để làm điều đó".

Theo baoquocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định
Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định

Để tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường carbon, đảm bảo thực hiện NDC, hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các đối tác tham gia, đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ về thị trường carbon và phương thức tạo tín chỉ carbon để có thể giao dịch trên thị trường, cần thực hiện một loại các yêu cầu.

Giá cà phê hôm nay, 3/5: Cà phê trong nước giảm 2.500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay, 3/5: Cà phê trong nước giảm 2.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 3/5, giá cà phê trong nước giảm mạnh 2.500 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 130.600 đồng/kg.

Chỉ thị mới về điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 gắn với tăng trưởng kinh tế
Chỉ thị mới về điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 gắn với tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.