Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngân hàng vừa phải đảm bảo an toàn nợ xấu, vừa phải tăng trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp

Phó thống đốc thường trực Đào Minh Tú đã nêu định hướng điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước những tháng cuối năm, khi các ngân hàng đang đứng giữa "2 dòng nước": Vừa phải đảm bảo an toàn nợ xấu, vừa phải tăng trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngày 22/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội thảo Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, Thách thức và Quyết tâm.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở mức thấp nhất kể từ 2011 đến nay (ngoại trừ năm 2020), khu vực sản xuất liên tục bị thu hẹp, số lượng doanh nghiệp mới giảm về số lượng và quy mô, trong khi số công ty giải thể tăng lên.

Ông Tú cho biết Chính phủ, NHNN và các Bộ ban ngành đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, tuy nhiên, tín dụng mới bắt đầu tăng trở lại vào tháng 6. Và tới tháng 7, tín dụng mới chỉ tăng trưởng 4,56% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 9,54%.

Phó Thống đốc: Ngân hàng đang trong tình trạng 'tồn kho' tiền, có thể hạ lãi suất nhưng không thể lỗ
Phó thống đốc: Ngân hàng đang trong tình trạng "tồn kho" tiền, có thể hạ lãi suất nhưng không thể lỗ.

“Điều này cho thấy, khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất khó khăn. Giải quyết vấn đề này sao cho có hiệu quả là thách thức lớn của ngành ngân hàng”, Phó thống đốc nói.

Theo ông Tú, tình hình kinh tế thế giới, cùng với những hệ lụy từ đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, ông cho biết, một số một số ngành cứ khoảng 10 năm lại gặp khó khăn, như một phần trong quy luật phát triển.

“Trên thế giới, lúc nước này hết khó khăn thì lại đến nước khác, cũng như chẳng có dấu hiệu, hy vọng nào cả”, Phó Thống đốc nói về bối cảnh kinh tế toàn cầu.

Hiện nay doanh nghiệp đang đối mặt với những khó khăn từ “thiếu vốn, thiếu nguồn lực, thiếu cơ chế, thiếu sự hỗ trợ của nhà nước, thiếu sự vươn lên, thiếu nhưng động lực, đòn bẩy …”, ông Tú cho hay.

Phát biểu tại hội thảo, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, cho biết qua phân tích số liệu của hơn 1.500 doanh nghiệp, bài toán dòng tiền vẫn là câu chuyện cấp bách nhất hiện nay.

Nguyên nhân vì tổng cầu giảm, tích lũy đã chi tiêu trong dịch Covid-19 hết, câu chuyện tiếp cận vốn rất khó khăn.

Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, trong giai đoạn cuối năm này, có 2 nhóm vấn đề trọng tâm:

Thứ nhất, tiếp tục những kiến nghị để cải thiện dòng tiền và chi phí cho doanh nghiệp, đây là bài toán bức thiết nhất hiện nay. Ví dụ về vấn đề hoàn thuế, riêng nhóm ngành gỗ đã có tới 6.100 tỳ đồng đang đọng ở hoàn thuế, có gần 10 ngành cũng đang có tiếng kêu tương tự;

Thứ 2 là, làm thế nào để môi trường đầu tư, kinh doanh tới đây phải thích ứng với các yêu cầu mới về giảm phát thải và chuyển đổi xanh.

Phó Thống đốc cho rằng, cũng rất cần phải chia sẻ với doanh nghiệp vào thời điểm này, bởi khó khăn của kinh tế thế giới, trong nước, đại dịch Covid-19 cũng đã “bào mòn tất cả nguồn lực của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

“Kể cả những doanh nghiệp không phải quy mô nhỏ thì đi vay cũng có nơi chiếm đến 80-90%, nếu không muốn nói đến một số ít doanh nghiệp là 100% vốn đi vay. Với tỷ lệ đi vay như thế, trong điều kiện hiện nay, thì doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn”, ông nói. 

 Phó Thống đốc cho biết chưa bao giờ NHNN phải điều hành chính sách trong điều kiện khó khăn như hiện nay. Trong khi thế giới tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ thì Việt Nam lại phải giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp.

NHNN đã phải tiếp tục điều hành giãn hoãn các khoản nợ trong đại dịch COVID thông qua Thông tư 02, liên tục hạ lãi suất, bơm thanh khoản cho các ngân hàng thương mại (NHTM), tạo điều kiện cắt giảm phí.

Tuy nhiên, ông cũng tiết lộ NHNN hiện như đang đứng giữa "hai dòng nước" trong việc điều hành. Một mặt, nếu cứ tháo điều kiện tín dụng thì chất lượng tín dụng giảm sút, nợ xấu tăng lên, “cục máu đông” (ám chỉ nợ xấu) mới tạm thời xử lý hết có thể lại quay trở lại và lại rơi vào vòng luẩn quẩn xử lý nợ xấu. Nhưng nếu không tạo điều kiện, thì tín dụng không tăng được và sẽ không có tăng trưởng kinh tế.

Để giải quyết tình trạng này, Phó thống đốc cho rằng cần phải tìm ra một điểm cân bằng để vừa tháo gỡ điều kiện tín dụng, vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống. Đạt được mục tiêu này sẽ cần sự tích cực, trách nhiệm chính trị cao từ phía điều hành cả Nhà nước và các NHTM.

Theo ông, nhiều NHTM đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của NHNN và cũng bởi “nhận tiền vào thì phải cho vay đi”. Tuy vậy, nhà băng vẫn đang trong tình trạng “tồn kho”, không bán được “tiền” và tạo ra tình trạng dư thừa thanh khoản.

“Các doanh nghiệp (thông thường) có thể hạ giá bán, còn ngân hàng có thể hạ lãi suất. Doanh nghiệp thì có thể thua lỗ, kinh doanh có lúc lời, lúc lỗ, nhưng ngân hàng thì không thể lỗ”, ông nhấn mạnh.

“Một doanh nghiệp đổ vỡ, thì cùng lắm chỉ ảnh hưởng tới vài trăm công nhân, cán bộ mất việc làm. Nhưng một ngân hàng đổ vỡ, kéo theo cả một hệ thống yếu kém, khó khăn. Do đó, ngân hàng “có thể lãi nhiều, lãi ít, nhưng không thể lỗ”, ông Tú khẳng định. 

Phương Thảo

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Triển khai học bạ số trong các trường phổ thông từ năm học 2024-2025
Quảng Ninh: Triển khai học bạ số trong các trường phổ thông từ năm học 2024-2025

Chiều 21/5, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 5/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 1/3/2022 của UBND tỉnh về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Quảng Ninh: Không để dịch tả lợn châu Phi lan rộng
Quảng Ninh: Không để dịch tả lợn châu Phi lan rộng

Dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước, trong đó có một số hộ chăn nuôi trên địa bàn TX Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh. Trước tình hình đó, đòi hỏi các địa phương thực hiện ngay giải pháp khống chế, dập dịch, không để lây lan diện rộng.

Xét công nhận 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
Xét công nhận 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Hội đồng Thẩm định xét, công nhận xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Nam Định vừa tổ chức Hội nghị xét, công nhận 2 xã Trực Đạo và Trực Khang (huyện Trực Ninh) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tập đoàn Lộc Trời trả hết nợ lúa cho nông dân sau khi được TP Bank giải ngân
Tập đoàn Lộc Trời trả hết nợ lúa cho nông dân sau khi được TP Bank giải ngân

Vừa qua, Tập đoàn Lộc Trời phối hợp với ngân hàng Tiên Phong (TPBank) hoàn tất việc thanh toán toàn bộ số tiền thu mua lúa còn thiếu, thực hiện đúng cam kết với bà con nông dân và chính quyền địa phương.

Patê xuất hiện dòi lúc nhúc, cơ sở kinh doanh bánh mì chảo - Cột điện quán bị phạt 21 triệu đồng
Patê xuất hiện dòi lúc nhúc, cơ sở kinh doanh bánh mì chảo - Cột điện quán bị phạt 21 triệu đồng

Mới đây, UBND thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã ban hành quyết định xử phạt 21 triệu đồng đối với hộ kinh doanh bánh mì chảo - Cột điện quán (thành phố Thái Bình).

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp triển khai thành công 6 ca ghép thận cho người dân TP. Hải Phòng
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp triển khai thành công 6 ca ghép thận cho người dân TP. Hải Phòng

Chiều 21/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp tổ chức đánh giá quy trình ghép thận sau 01 năm triển khai. Tham dự chương trình có đồng chí Lê Minh Quang, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cùng đại diện lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.