Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngân hàng số - Thách thức bảo mật của khối ngân hàng

Đứng trước thách thức phải chuyển đổi sang mô hình tự động hoá – hiện đại hoá ngân hàng theo hình thức ngân hàng số. Thì vấn đề an ninh và bảo mật thông tin khách hàng là một thách thức lớn cho toàn ngành ngân hàng Việt nam

Nhiều thách thức cho ngân hàng số

Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV. Để không tránh đi lùi và lạc hậu so với thế giới, toàn ngành ngân hàng đang đứng trước thách thức vô cùng khó khăn, đó là vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin khách hàng trước nạn Hacker. Một khi đẩy mạnh sang mô hình ngân hàng số với nhiều tiện ích cho khách hàng và hiệu quả cho ngân hàng như phục vụ 24/7, tại bất cứ đâu có kết nối Internet, giảm số lượng chi nhánh, nhân lực. Tuy nhiên, chiến lược an toàn thông tin trong thời gian tới của các ngân hàng cần coi trọng đến các nội dung: Triển khai giải pháp phù hợp, giám sát giao dịch, đảm bảo an toàn hệ thống, kiểm soát rủi ro, bảo mật thông tin khách hàng, bảo mật an ninh trong giao dịch trực tuyến. Rất nhiều câu hỏi đặt ra, làm sao Ngân hàng có thể kiểm soát tốt khi Việt nam đang gia nhập toàn cầu, và là thị trường còn non trẻ trong việc xử lý rủi ro và bảo mật an toàn thông tin mạng lưới.

Ngân hàng số - Thách thức bảo mật của khối ngân hàng - Hình 1

Top 05 Ngân hàng có hệ thống ngân hàng điện tử tốt nhất

Trước đó, trong phát biểu khai mạc Banking Vietnam 2017 mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại có thể giúp các ngân hàng đổi mới toàn diện từ quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, đổi mới hệ thống kênh phân phối, mở rộng danh mục sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho một phạm vi khách hàng rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn; từ đó gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận, góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cũng chỉ rõ: “Sự phát triển của ngân hàng số cũng đi kèm không ít thách thức như các vụ tấn công mạng vào các tổ chức tài chính, ngân hàng ngày càng phức tạp, phát tán virus mã độc qua các ứng dụng, nguy cơ rò rỉ thông tin, dữ liệu khách hàng, giao dịch gian lận, lừa đảo trực tuyến…”. Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các đơn vị tập trung vào công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng là nhiệm vụ trọng tâm, có tầm quan trọng đặc biệt trong tình hình hiện nay. Coi trọng trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng.

Các ngân hàng làm gì trước nguy cơ tấn công của tội phạm mạng?

Liên quan đến vấn đề khi các ngân hàng sẽ phải chuyển dịch sang ngân hàng số nhưng đi kèm với đó là nguy cơ bị tấn công của tội phạm mạng, các chuyên gia bảo mật của CMC cho rằng các ngân hàng phải áp dụng nguyên lý phòng thủ nhiều lớp vào thực tế. Các ngân hàng cần thấy rằng trách nhiệm bảo mật không phải chỉ ở mỗi bộ phận IT, bảo mật còn là trách nhiệm của tất cả các người dùng trong hệ thống và cả khách hàng. Đầu tư bảo mật cho hệ thống của ngân hàng là điều tất yếu và bắt buộc của bộ phận quản lý của ngân hàng, tuy nhiên đó chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ còn phải đầu tư đào tạo về nhận thức bảo mật cho nhân viên, cho các kỹ sư của ngân hàng và còn là các hình thức cảnh báo, đào tạo thụ động cho khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng nữa. Ngoài ra các ngân hàng cũng luôn nên có các phương án xử lý rủi ro, tập rượt phương án để tăng độ sẵn sang khi rủi ro xảy ra và nên duy trì quan hệ với các đối tác bảo mật thân thiết để kết hợp xử lý sự cố.

Ngân hàng số - Thách thức bảo mật của khối ngân hàng - Hình 2

Chuyên gia bảo mật Cisco chia sẻ tại diễn đàn Ngân hàng số Việt Nam

Thực tế, trước đây, các ngân hàng hay chọn giải pháp bảo mật của các hãng nước ngoài chứ ít quan tâm đến các giải pháp bảo mật trong nước. Các ngân hàng Việt Nam ra đời sau, cũng gặp nhiều khó khăn về môi trường phát triển cũng như vốn đầu tư và chưa kể đến việc phải cạnh tranh trực tiếp với những hãng lớn đã xuất hiện trước trên thị trường. Tuy nhiên, trong ngành công nghệ, không phải cứ đi sau là không vượt được đi trước, đơn cử Facebook, Android, Apple, Snapchat… mà quan trọng là nghiên cứu tạo ra công nghệ như thế nào và áp dụng công nghệ nhu thế nào để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và yêu cầu thị trường. Nói về một góc hẹp hơn của thế giới công nghệ là mảng bảo mật thì đây là một mảng rất khó, vì vậy hàng năm cũng không có nhiều các công ty mới ra đời, tuy nhiên công nghệ phát triển rất nhanh làm nhu cầu bảo mật càng được mở rộng và càng cần cách tiếp cận mới. Ai đủ nhanh nhạy và nắm bắt được thời cơ công nghệ, thị trường thì đều có khả năng phát triển. Theo tôi mảng bảo mật vẫn còn rất nhiều cơ hội cho những người đến sau và những đơn vị hoạt động lâu năm trong ngành cũng cần tư tưởng đổi mới, sáng tạo để duy trì vị thế.

Các chuyên gia bảo mật cho rằng, việc ngân hàng Việt Nam đi sau không phải là không có lợi, vì rút ra rất nhiều bài học từ các sai lầm và xử lý khắc phục sự cố của các ngân hàng trên thế giới đã trải qua. Và đó cũng là cơ hội cho các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam có sức phô diễn trong quá trình hội nhập. Và đồng quan điểm với các chuyên gia bảo mật, đại diện ngân hàng thế giới thừa nhận, Việt Nam có rất nhiều chuyên gia bảo mật giỏi, đủ khả năng quản trị và kiểm soát tốt các rủi ro trong cách mạng công nghiệp toàn cầu.

   Phú Trung

Tin mới

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng
Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến - kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) mở rộng nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng sản phẩm du lịch.

Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Tính đến tháng 4/2024, tỉnh Thanh Hóa đã có 66.614 giấy khám sức khỏe được liên thông qua cổng thông tin tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT để phục vụ việc cấp bằng lái xe thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024
Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024

Dịp Lễ 30/4, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa sẽ là điểm đến sôi động hàng đầu Miền Bắc, với chuỗi sự kiện quy mô, hoành tráng, nổi bật nhất là sự kiện khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu”, sẽ diễn ra tối 27/4.

2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm
2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm

Theo thông tin từ PGBank, ông Nguyễn Thành Tô, Phó Tổng giám đốc PGBank và ông Nguyễn Thành Lâm, Thành viên HĐQT độc lập đều cùng xin từ nhiệm với lý do cá nhân.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu
Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu

Tại văn bản gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đề nghị phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh vàng; thực hiện nhiệm vụ, giải pháp bình ổn và quản lý thị trường vàng được giao tại các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.