Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành cơ khí trọng điểm: Bất cập về cơ chế ưu đãi

Ông Đào Phan Long, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam chia sẻ: “Cơ chế ưu đãi cho dự án cơ khí trọng điểm hầu như rất ít đi

(THCL) _ Ông Đào Phan Long, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam chia sẻ: “Cơ chế ưu đãi cho dự án cơ khí trọng điểm hầu như rất ít đi vào cuộc sống, vì quyết định này khi triển khai đến các bộ, ngành thì mỗi nơi hiểu một cách và thực hiện một cách”.

Ông Đào Phan Long, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam

Ông đánh giá ra sao về cơ chế ưu đãi cho các dự án cơ khí trọng điểm hiện nay?

Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ khí đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025. Nhưng đến năm 2009, Bộ Công Thương mới cụ thể hóa phê duyệt chiến lược này thành Quyết định 10/2009/QĐ-TTg về cơ chế ưu đãi cho dự án cơ khí trọng điểm. Đến nay, quyết định này thể hiện những bất cập và phải chỉnh sửa như cơ cấu sản phẩm trong danh mục ưu tiên, quy hoạch phát triển cơ khí...

Chẳng hạn, quy hoạch về phát triển cơ khí theo vùng, miền cần nên như thế nào, nếu chỗ nào cũng đầu tư trong khi đất nước đã nghèo, nguồn lực đã mỏng mà đầu tư tràn lan thì nguy hiểm.

Về năng lực vốn, với khối DN quốc doanh, trước nay chúng ta tính tổng các vốn nhà xưởng đất đai, rất khó để tính toán chính xác. Nhưng đánh giá một cách chung nhất thì vốn của các DN cơ khí không cao so với các ngành khác. Với vốn lưu động, trước biến động tài chính chung, DN cơ khí rất khó để vay ngân hàng, vì phải có lãi, hoặc ít ra không lỗ thì ngân hàng mới cho vay.

Về việc giải ngân chậm, do thủ tục đối với ngân hàng là một chuyện, điều cơ bản là cách đánh giá, phê duyệt dự án. Hội đồng phê duyệt có đông đủ thành phần, nhưng thiếu chuyên môn dẫn đến nhiều dự án không được duyệt. Có những dự án được duyệt, nhưng việc giải ngân theo tiến độ không phải suôn sẻ. Nguyên nhân bao gồm cả từ phía DN, cơ chế xét duyệt và quy hoạch cơ khí.

Theo ông, bất cập lớn nhất trong chính sách đối với cơ khí trọng điểm là gì?

Bất cập lớn nhất là Quyết định 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế ưu đãi cho dự án cơ khí trọng điểm hầu như rất ít đi vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, vì quyết định này khi triển khai đến các bộ, ngành thì mỗi nơi hiểu một cách và thực hiện một cách. Vì vậy, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, hiện nay, Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, chỉnh sửa lại danh mục các dự án với một số kiến nghị mang tính thực tiễn để quyết định này đi vào cuộc sống. Có như vậy mới kích thích cho cơ khí sản xuất tốt được.

Đối với ngành cơ khí trong nước, chúng tôi đi thăm một số dự án, thấy tỷ trọng tham gia của các DN cơ khí Việt Nam là rất ít. Tôi cho rằng, trong quá trình đàm phán, có nhiều cách để đấu tranh, phải đặt vấn đề mỗi một năm chúng tôi thực hiện mấy tỷ USD thì Việt Nam được gì để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết cho sự tích lũy phát triển của ngành cơ khí. Cần làm thế nào bảo vệ được thị trường, xây dựng lực lượng cơ khí bằng cách tạo ra đơn hàng cho DN cơ khí.

Tỷ trọng cơ khí Việt Nam tham gia vào các dự án công nghiệp lớn thấp, có nguyên nhân từ cơ chế chỉ định thầu cho các dự án cơ khí? Ông có nhận xét gì về điều này?

Lấy ví dụ, một dự án nhà máy thủy điện lớn bình quân vốn khoảng 200 - 300 triệu USD, những dự án này phải tách các gói thầu, phần nào Việt Nam không làm được thì nhập khẩu, phần nào cơ khí Việt Nam đã làm được thì kiến nghị liên doanh để cơ khí trong nước làm. Nhưng các chủ đầu tư thường ký trọn gói với các DN nước ngoài. Điều này là do quy định về đấu thầu, vì thế có ý kiến cho rằng trong gói thầu, một số phần có thể tách ra để chỉ định thầu cho các DN cơ khí trong nước. Bởi vốn để thực hiện các dự án là do chúng ta đi vay nên có quyền và phải đấu tranh.

Đơn cử, hệ thống thủy công của Dự án Thủy điện Sơn La, chúng ta làm được và còn làm vượt tiến độ 3 năm, như vậy sao phải đi thuê nước ngoài? Tôi vừa đi thăm Dự án xây dựng Nhà máy Bô xít ở Lâm Đồng, Việt Nam chỉ được tham gia một phần tư vấn giám sát, chế tạo một số băng tải... trong dự án. Có nghĩa là tỷ trọng cơ khí Việt Nam tham gia những công trình mà lẽ ra chúng ta có thể làm được rất nhiều, thì lại rất ít. Hoặc như hiện nay, 1 năm các nhà máy xi măng của Việt Nam phải nhập khẩu hàng tỷ USD phôi, vật tư, chi tiết phụ tùng thay thế từ nước ngoài. Việt Nam có thể tổ chức sản xuất để giải quyết hàng tỷ USD nhập khẩu mặt hàng này…

Cá nhân ông có đề xuất gì để tháo gỡ khó khăn cho ngành cơ khí?

Trước hết, tôi cho rằng, cần phải có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ các sản phẩm cơ khí Việt Nam sản xuất được trước các sản phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, trong một công trình công nghiệp, phần chế tạo các thiết bị phi tiêu chuẩn, các kết cấu thép sau 10 năm, đến nay các DN cơ khí Việt Nam có thể làm được, thậm chí các DN nước ngoài đang đặt hàng các DN cơ khí Việt Nam để xuất khẩu đi các công trình trên thế giới. Vì vậy, theo tôi, những sản phẩm Việt Nam làm được thì trong quá trình đàm phán, chúng ta phải đấu tranh để giữ lấy.

Việc tính thuế đất và các loại thuế khác cho ngành cơ khí như thuế VAT, thuế thu nhập DN... không nên đánh đồng với các ngành thương mại, mà phải có đặc thù như thế nào để phù hợp – bảo đảm DN cơ khí đủ sức tồn tại, duy trì đội ngũ cán bộ, nhân viên. Nguồn vốn cho cơ khí, cần xác định rõ, trong khi chúng ta chôn tiền vào BĐS, thì cơ khí, đặc biệt là cơ khí trọng điểm phải được đầu tư như thế nào?

Xin cảm ơn ông!

Kiều Tuyết (Thực hiện)

Tin mới

Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ
Nhiều khu, điểm du lịch ở Bắc Giang hút khách tham quan dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày. Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão
Chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”: Thúc đẩy tinh thần hiếu học của người dân An Lão

Ngày 30/4, tại Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn, UBND huyện An Lão (TP. Hải Phòng) tổ chức Lễ dâng hương và chương trình “Viết thư pháp - gìn giữ tinh hoa văn hóa Việt”. 

Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”
Hải Phòng: Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng”

Từ ngày 29/4 đến hết ngày 7/5/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm - Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh TP. Hải Phòng tổ chức Triển lãm ảnh, tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc
Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc

Cơ quan Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vừa phát hiện, thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua
Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua

Ngày 29/4/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tổ chức Đại hội đồng Cổ đông Thường niên năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%
IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%

Hôm thứ Ba, ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Châu Á vào năm 2024, với lạm phát giảm nhanh và tăng trưởng kiên cường sẽ giúp khu vực đạt được "hạ cánh mềm" ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại trong hai năm tới.