Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 11,42% (quý I tăng 8,9%; quý II tăng 13,84%), đóng góp 2,9 điểm phần trăm.

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng 4 với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho nước ta trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”.

Kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch để kiểm soát dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,82%, đóng góp 8,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,36%, đóng góp 59,05%; khu vực dịch vụ tăng 3,96%, đóng góp 32,78%.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 tăng 8,91% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,29%; quý II tăng 11,45%), thấp hơn tốc độ tăng 9,13% của 6 tháng đầu năm 2019 nhưng cao hơn tốc độ tăng 2,91% của 6 tháng đầu năm 2020, đóng góp 3,01 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 11,42% (quý I tăng 8,9%; quý II tăng 13,84%), thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm 2011 và 2018 trong giai đoạn 2011-2021, đóng góp 2,9 điểm phần trăm.

Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,16%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 6,61%, làm giảm 0,25 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 7,3% và khí đốt tự nhiên giảm 12,5%.

Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi.

Để tập trung phòng chống, dập dịch hiệu quả, có phương án đảm bảo hoạt động tránh đứt gãy chuỗi sản xuất tại các khu công nghiệp, nhất là của các tập đoàn lớn, đa quốc gia, ảnh hưởng đến kinh tế địa phương và cả nước, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố quán triệt thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo các địa phương hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, nghiêm túc thực hiện 5K. Chủ động đánh giá mức độ an toàn của dịch Covid-19, cập nhật bản đồ an toàn, sống chung với dịch bệnh để có phương án sản xuất phù hợp.

Bên cạnh đó, cần khẩn trương truy vết, khoanh vùng, dập dịch nhất là những ổ dịch đã lan vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Từng cơ sở công nghiệp phải tự đánh giá sự an toàn của cơ sở và xây dựng tốt phương án duy trì sản xuất theo từng cấp độ, thực hiện các giải pháp bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo sản xuất an toàn không để ngưng trệ, gãy chuỗi sản xuất.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6/2021 ước tính tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 2,3% so với tháng trước và giảm 4,9% so với cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,3% và tăng 8,1%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,6% và tăng 8,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,9% và tăng 6%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, ước tính IIP tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,6% tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,8%; riêng ngành khai khoáng giảm 6%.

Chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 37%; sản xuất xe có động cơ tăng 33,1%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 17,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12,9%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 12,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 11,2%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 10,6%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,1%. Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số giảm: Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,1%; khai thác than cứng và than non giảm 4,4%;

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thép cán tăng 61,6%; ô tô tăng 50%; linh kiện điện thoại tăng 38,8%; phân hỗn hợp NPK và điện thoại di động cùng tăng 18,1%; sắt, thép thô tăng 16,6%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 11,7%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 10,3%; xe máy tăng 11,5%; giày, dép da tăng 11,4%; điện sản xuất tăng 8,8%. Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 12,5%; phân u rê giảm 5,6%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6,6%; than sạch giảm 4,3%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2021 tăng 4,9% so với tháng trước và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất xe có động cơ tăng 29,8%; sản xuất kim loại tăng 25,3%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 24,1%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 16,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 12,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,9%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 14%; sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế giảm 3,9%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2021 tăng 24,3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2020 tăng 26,7%). Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất trang phục tăng 15,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12,7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 6,3%; sản xuất kim loại tăng 4,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 0,4%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 14,2%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 15,1%...

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.