Cục Đường sắt Việt Nam chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam và các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật; Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện nhân viên phục vụ trên tầu hoặc hành khách mang theo hàng hóa có dấu hiệu buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Ảnh minh họa
Ngành đường sắt phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn như: công an, biên phòng, quản lý thị trường... để kịp thời ngăn chặn, xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định; kiên quyết không cho những hàng hóa, hành khách mang theo hàng hóa có dấu hiệu buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được ra khỏi nhà ga.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, ngành đường sắt ghi nhận được 4 trường hợp vi phạm như: Ngày 3/1/2020, tại ga Sóng Thần, Đội quản lý thị trường số 5 tỉnh Bình Dương kiểm tra hàng hóa trên toa xe 232235 trong qua trình kiểm tra Đội quản lý số 5 kiểm tra phát hiện như sau: máy khoan: 120 (cái) hiệu Benner do nước ngoài sản xuất; 14 (kiện) máy dán màng, máy in date do nước ngoài sản xuất; Hàng hóa có hóa đơn nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Ngày 23/5/2020, tại ga Sài Gòn, Đội bảo vệ ga Sài Gòn phối hợp Phòng 9 Cục cảnh sát Giao thông và Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh kiểm tra hàng hóa trên toa xe hành lý số hiệu VNR B41407 trong thành phần đoàn tàu SE3. Hàng hóa tạm giữ: 42 kiện (Quần áo, giày, túi xách, mỹ phẩm), trong quá trình kiểm tra toàn bộ số hàng hóa trên chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh xuất xứ, nguồn gốc. Ngày 24/5/2020, tại ga Sài Gòn,
Đội bảo vệ ga Sài Gòn phối hợp Phòng 9 Cục cảnh sát Giao thông và Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh kiểm tra hàng hóa trên toa xe hành lý số hiệu VNR 232254 trong thành phần đoàn tàu SE21. Hàng hóa tạm giữ: 26 kiện (Quần áo, giày, túi xách), trong quá trình kiểm tra toàn bộ số hàng hóa trên chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh xuất xứ, nguồn gốc.
Ngọc Khánh