Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEM lần thứ 13 - khẳng định vai trò tích cực của Hải quan Việt Nam trong hợp tác và hội nhập quốc tế
Theo đó, Kế hoạch hợp tác và hội nhập quốc tế của ngành hải quan nhằm mục đích: Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan, đóng góp cho tiến trình cải cách, hiện đại hóa các quy trình, thủ tục hải quan.
Tạo thuận lợi thương mại hợp pháp và công tác thực thi pháp luật hải quan, phục vụ việc hoàn thiện các hoạt động quản lý hải quan của Hải quan Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Góp phần bảo vệ lợi ích, chủ quyền, an ninh kinh tế, an toàn xã hội của đất nước, trong giai đoạn 2021-2025.
Tổng cục Hải quan tiếp tục khẳng định vị thế và nâng cao vai trò, uy tín của Hải quan Việt Nam trong cộng đồng Hải quan thế giới. Trong đó, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong hợp tác và hội nhập quốc tế, giai đoạn 2016-2020.
Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ các cấp trong toàn ngành đối với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hợp tác và hội nhập quốc tế.
Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác và hội nhập quốc tế, bảo đảm nguồn lực cán bộ có chất lượng, được đào tạo bài bản tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển của hải quan thế giới để định hướng cho sự phát triển của Hải quan Việt Nam, phù hợp với xu thế của hải quan thế giới.
Theo Tổng cục Hải quan, để bảo đảm phù hợp với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đối ngoại và hội nhập quốc tế, gắn liền với việc triển khai Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam giai đoạn 2021-2030, hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế của ngành phải được triển khai một cách chủ động, linh hoạt, trên cơ sở các cam kết quốc tế trong khuôn khổ các điều ước và thỏa thuận quốc tế có hiệu lực; hợp tác cùng có lợi; kiên định bảo vệ lợi ích quốc gia.
Tổng cục Hải quan cũng đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp hợp tác và hội nhập quốc tế giai đoạn 2021-2025. Theo đó, với mục tiêu hỗ trợ mạnh mẽ cho tiến trình cải cách và hiện đại hóa của ngành hải quan, việc nghiên cưu và ứng dụng thành tựu cách mạnh công nghiệp, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại trong các lĩnh vực nghiệp vụ của ngành, tạo thuận lợi cho thương mại, bảo đảm an ninh, an toàn, kiểm soát hải quan.
Đồng thời, thiết lập và hoàn thiện các cơ sở pháp lý cần thiết, đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan với các nước phù hợp với các quy định của pháp luật về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quan; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hải quan.
Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác đa phương và song phương, nâng cao mức độ và chất lượng hợp tác, hội nhập, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo trong hợp tác hải quan tại khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đến năm 2025 theo kịp các nước ASEN-4 về mức độ hội nhập khu vực.
Thúc đẩy hoạt động trao đổi thông tin nghiệp vụ với các đối tác nước ngoài theo các quy định để hỗ trợ công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại và quản lý hải quan một cách hiệu quả và kịp thời.
Bảo đảm việc thực thi đầy đủ, thực chất, hiệu quả các cam kết quốc tế trong và liên quan đến lĩnh vực hải quan mà Việt Nam tham gia…
Nguyễn Kiên