Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành Hải quan: Nỗ lực trong công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành

Với vai trò là đơn vị đầu mối, phối hợp với các Bộ liên quan triển khai thực hiện các Quyết định 2026/QĐ-TTg và Quyết định số 1254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan- Bộ Tài chính đã tích cực chủ động điều phối, đôn đốc và phối hợp với các Bộ, ngành để triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm cải cách, đổi mới phương thức quản lý và kiểm tra chuyên ngành.

Năm 2018, việc thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả khả quan. Tính đến cuối năm 2018, các Bộ ngành đã cắt giảm được từ 60 đến 70% danh mục phải KTCN. Bên cạnh sự chủ động vào cuộc của các Bộ ngành thì việc điều phối, phối hợp của Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính là vô cùng quan trọng.

Nỗ lực cùng các Bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về quản lý chuyên ngành và KTCN

Để cải cách công tác KTCN hiệu quả, Tổng cục Hải quan đã chủ động  rà soát các quy định pháp luật về quản lý và KTCN để kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc; tập hợp những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp và hải quan địa phương để kiến nghị các đơn vị chuyên môn thuộc các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý và KTCN. Trong năm 2018, Tổng cục Hải quan đã ban hành 80 văn bản góp ý, cũng như tham gia nhiều cuộc làm việc với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành để góp ý vào các dự án xây dựng nghị định, thông tư liên quan đến công tác KTCN do các Bộ, ngành xây dựng.

Ngành Hải quan: Nỗ lực trong công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành - Hình 1

Đồng thời, Tổng cục Hải quan  cũng tích cực đôn đốc các Bộ, ngành sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về KTCN đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 291/TB-VPCP ngày 14/8/2018; Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018, Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018; Thông báo số 50/TB-VPCP ngày 05/2/2018.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan  cũng phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, chuẩn hóa Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý và KTCN kèm mã số HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trong năm 2018, Tổng cục Hải quan đã có 20 văn bản gửi các với các Bộ, ngành thông báo kết quả rà soát chuẩn hóa các Danh mục chuyên ngành. Tổng số dòng hàng được thực hiện rà soát, chuẩn hóa lên đến hàng chục nghìn dòng hàng.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan còn chủ động phối hợp với một số đơn vị chức năng chuyên môn thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp nhằm giải đáp các vướng mắc, ghi nhận ý kiến và tuyên truyền cho doanh nghiệp về công tác KTCN.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến hết năm 2018, các Bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung được 82/87 văn bản về KTCN theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và cắt giảm 5.279 mặt hàng thuộc diện quản lý và KTCN.

Hoàn thiện Nghị định quy định về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Để tạo hành lang pháp lý trong việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho công tác KTCN, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trình Chính phủ.

Trong đó, Nghị định quy định rõ trách nhiệm của các Bộ quản lý chuyên ngành trong việc thực hiện các quy định về KTCN như: áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong KTCN; ban hành Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN trước thông quan phải đảm bảo các tiêu chí: có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để kiểm tra, quy trình, thủ tục, cơ quan kiểm tra, có mã số HS; chỉ được đưa vào danh mục hàng hóa KTCN trước thông quan đối với hàng hóa có nguy cơ rủi ro cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường, an ninh quốc phòng; quy định thống nhất các đối tượng được miễn KTCN trước thông quan v.v...

Việc xây dựng Nghị định là rất quan trọng và kịp thời, phù hợp với cam kết quốc tế và cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhằm tiếp tục tạo thuận lợi thương mại hơn nữa cho các doanh nghiệp thông qua việc đơn giản thủ tục hải quan và thủ tục xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Hiện tại, Nghị định đã được trình Thủ tướng Chính phủ và đang chờ ký ban hành.

Điện tử hóa thủ tục KTCN

Với vai trò là cơ quan thường trực, Tổng cục Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, thống nhất quy trình nghiệp vụ, chỉ tiêu thông tin, phát triển phần mềm, kết nối mạng để triển khai thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Tính đến 31/12/2018 đã có 153 thủ tục hành chính của 12 Bộ, ngành kết nối trên Cổng tin tin một cửa quốc gia, với gần 1,8 triệu hồ sơ của 16.400 doanh nghiệp.

Theo chỉ đạo của Chính phủ,  Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu Đề án thí điểm về bảo lãnh thông quan, một trong những biện pháp hỗ trợ tốt cho công tác quản lý, đặc biệt là đảm bảo việc tuân thủ các chính sách quản lý của doanh nghiệp cũng như nguồn thu ngân sách từ thuế đối với hàng hóa XNK của nhà nước; Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu...

Với sự đóng góp và nỗ lực của ngành Hải quan, trong năm 2018, các bộ, ngành đã cắt giảm 6.776/9.926 thủ tục KTCN, vượt 36% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết 19/2018/NQ-CP, nhờ đó tiết kiệm được 11,642 triệu ngày công/năm, tiết kiệm 5.407 tỷ đồng. Đồng thời, cắt giảm được 3.446/6.191 điều kiện kinh doanh, nhờ đó tiết kiệm được 5,911 triệu ngày công và 989,2 tỷ đồng. Như vậy,  những kết quả tích cực trong cải cách thủ tục KTCN và cắt giảm điều kiện kinh doanh đã giúp tiết kiệm 6.300 tỷ đồng.

Có thể nhận thấy, với sự chủ động và nỗ lực trong công tác phối hợp và điều phối công việc, Tổng cục Hải quan đã góp phần không nhỏ trong cải cách công tác KTCN, được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao, từng bước tạo thuận lợi vì lợi ích chung của cộng đồng.

TCHQ

Bài liên quan

Tin mới

Quản lý chặt chẽ dịch vụ chụp ảnh phục vụ khách du lịch tại Sầm Sơn
Quản lý chặt chẽ dịch vụ chụp ảnh phục vụ khách du lịch tại Sầm Sơn

Để chuẩn bị cho mùa du lịch năm 2024, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng phương án tổ chức quản lý kinh doanh dịch vụ nhiếp ảnh trên địa bàn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

Trên địa bàn TP. Hà Nội, công an thành phố tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy định về đối tượng được phép chơi, về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, khi có tố giác tội phạm liên quan đến doanh nghiệp và hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng...

Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên nước Hồ Tây được biết đến như một “thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vĩnh Phúc: Xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc
Vĩnh Phúc: Xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc

Vĩnh Phúc đã và đang thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Đặc biệt, tập trung xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc, đáp ứng những yêu cầu cao từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.

Đang làm rõ hoạt động kinh doanh, nguồn gốc các loại rượu nhập khẩu tại cửa hàng thegioiruou
Đang làm rõ hoạt động kinh doanh, nguồn gốc các loại rượu nhập khẩu tại cửa hàng thegioiruou

UBND quận 10, TP. HCM đã có văn bản đề nghị Đội Quản lý thị trường số 10, Cục Quản lý thị trường TP. HCM phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xem xét về hoạt động kinh doanh và nguồn gốc của các sản phẩm rượu nhập khẩu đang được bày bán tại cửa hàng thegioiruou. Đồng thời, tham mưu cho UBND quận, để trả lời báo chí theo quy định.

Giá trứng ở Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác tăng cao do sự bùng phát trở lại của cúm gia cầm
Giá trứng ở Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác tăng cao do sự bùng phát trở lại của cúm gia cầm

Sau khi lắng xuống trong gần hết năm 2023, sự bùng phát trở lại gần đây của dịch cúm gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên khắp Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác đã khiến giá trứng tăng vọt trở lại.